Thứ bảy, 09/03/2024, 10:45 AM

Tụng kinh cầu siêu cho người mất

Hỏi: Xin được hỏi là tụng kinh và cầu nguyện (bao gồm các lễ từ tẩn liệm, cúng linh, cầu siêu, an táng…cho đến tuần thất, kỵ giỗ) siêu độ nhiều như vậy mà hương linh có được siêu thoát không?

Hỏi: Mỗi khi trong gia đình hoặc bà con có người mất, hàng Phật tử thường cung thỉnh chư Tăng (Ni) tụng kinh cầu siêu cho người chết. Xin được hỏi là tụng kinh và cầu nguyện (bao gồm các lễ từ tẩn liệm, cúng linh, cầu siêu, an táng… cho đến tuần thất, kỵ giỗ) siêu độ nhiều như vậy mà hương linh có được siêu thoát không? 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Tụng kinh, cầu nguyện để siêu độ cho người chết là một trong những Phật sự quan trọng và phổ cập trong sinh hoạt tu học của chư Tăng và Phật tử. Trong đó sự nhất tâm cầu nguyện của chư Tăng, các đạo hữu trong đạo tràng và nhất là sự thành tâm của tang gia hiếu quyến sẽ góp phần trợ duyên không nhỏ cho hương linh được sanh về Cực lạc hoặc những cảnh giới an lành.

Trước hết, pháp thức cầu siêu hay siêu độ chính là sự tập trung hộ niệm của chư Tăng và các đạo hữu Phật tử cùng gia quyến nhằm giúp hương linh chánh niệm, tỉnh thức để xả ly tham ái và chấp thủ đồng thời tiếp nhận được năng lực cứu độ của Tam bảo mà thành tựu vãng sanh.

Dù có khá nhiều lễ tiết trong một tang lễ theo nghi thức Phật giáo nhưng so với nhu cầu của hương linh cần được trợ niệm liên tục thì chưa phải là nhiều. Vì thực ra, sự trợ niệm nên bắt đầu khi bệnh nhân ở giai đoạn hấp hối, cận tử cho đến sau khi chết và kéo dài đến hết 49 ngày (thời gian tối đa để quyết định xu hướng và cảnh giới tái sanh).

Một người tuy sống đạo đức, tu hành tụng kinh niệm Phật, tạo nhiều thiện nghiệp nhưng khi đối diện với cận tử nghiệp vẫn có thể không giữ vững chánh niệm và có khả năng lạc vào đường ác. Cận tử nghiệp sẽ quyết định cảnh giới tái sanh, do đó, sự trợ niệm trong giai đoạn cận tử (hoặc mới chết) trở nên rất quan trọng.

Sau khi chết, thần thức thoát ra ngoài thân thể và hầu hết đều tồn tại dưới dạng thân trung ấm trong thời gian tối đa là 49 ngày. Đặc biệt là không nhất thiết phải đợi đến 49 ngày (chung thất) mà thần thức có thể tái sanh bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian ấy nếu hội đủ nhân duyên. Những lễ nghi cầu nguyện cho hương linh trong giai đoạn này cũng không ngoài mục đích nhằm khai thị, thức tỉnh hương linh, giúp hương linh nhận thức rõ ràng Chánh pháp mà xả ly tham ái, chấp thủ. Đồng thời đây là dịp quan trọng để thân nhân hiếu quyến có thể làm nhiều điều phước thiện như bố thí cúng dường để hồi hướng phước báo cho hương linh, giúp họ tăng thêm hành trang thiện nghiệp.

Đối với vấn đề hương linh có được siêu thoát hay không, theo chúng tôi, tùy thuộc vào các yếu tố sau:

1. Bi nguyện tiếp độ của chư Phật, Bồ tát và chư hiền thánh Tăng: Điều kiện này luôn được đáp ứng đầy đủ bởi chư Phật và Bồ tát luôn trải từ tâm, sẵn sàng để cứu vớt chúng sanh qua bể khổ.

2. Năng lực gia trì, hộ niệm của chư Tăng và đạo hữu: Công năng tu hành, đức hạnh thanh tịnh của chư Tăng cùng với sự nhất tâm cầu nguyện của các đạo hữu có năng lực trợ niệm, khai thị giúp hương linh nhận rõ Chánh pháp để thức tỉnh và thăng hoa.

3. Sự thành tâm, hiếu đạo của thân quyến: Gia quyến có vai trò quan trọng trong việc trợ duyên cho hương linh siêu thoát thể hiện qua việc dốc sức dốc lòng làm phước và gia tâm cầu nguyện. Vì thế, hiếu quyến không nên nghĩ rằng cầu nguyện cho hương linh là trách nhiệm của chư Tăng mà phải một lòng tụng kinh, bái sám và đặc biệt là làm phước để hồi hướng phước báo cho thân nhân của mình.

4. Quan trọng nhất vẫn là sự thức tỉnh của hương linh: Nếu hương linh vì vô minh che lấp, nghiệp chướng sâu dày, tham ái và chấp thủ nặng nề thì dù đã được chư Tăng thành tâm hộ niệm, khai thị và gia quyến chu toàn hiếu sự nhưng tự thân họ chưa thể thức tỉnh và chuyển hóa thì sự vãng sanh, siêu thoát khó có thể thành tựu.

Như vậy, nền tảng chủ yếu của siêu thoát là do sự thức tỉnh, giác ngộ của chính hương linh. Sự gia trì hộ niệm của chư Tăng và thân quyến cũng chỉ là trợ duyên cho hương linh giác ngộ chứ không phải là yếu tố quyết định.

Những ai không hướng tâm tu học, quy y Tam bảo, xả ác phục thiện lúc còn sống đến khi chết rồi dù thân quyến có tổ chức tang lễ thật rình rang để mong cầu được siêu độ thì cũng khó được như nguyện. Vì thế, sự tu học trong đời sống hàng ngày để gieo trồng hạt giống giác ngộ, tích lũy phước báo, kết duyên với Tam bảo…vốn rất cần thiết, làm nền tảng vững chắc cho việc thành tựu vãng sanh, giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm