Tụng kinh để làm gì?
Tụng kinh là một trong những phương pháp tu tập cơ bản, được cả giới tu sĩ và Phật tử thực hành rộng rãi.
Song trước câu hỏi “Tụng kinh để làm gì?” thì mỗi người, tùy theo pháp môn mình tu tập (Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông), tùy theo kinh mình thường tụng (Kinh A Di Đà, Kinh Phổ Môn, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Bát-nhã…) và tùy theo căn cơ, trình độ của mình mà có những câu trả lời khác nhau.
Một số người nói rằng: tụng kinh là để cho Phật nghe. Và khi Phật chứng lòng thành của mình thì Phật sẽ độ cho mình khỏe mạnh, tiêu trừ bệnh tật, ban cho mình tài, lộc… Nhiều người thì tin rằng: tụng kinh để sau này được vãng sanh về cõi Cực Lạc. Và rất nhiều người tụng kinh với niềm tin tạo nhiều phước báu, tiêu trừ nghiệp chướng hay giúp người đã mất có thể siêu thoát….
Cá nhân tôi, hơn 10 năm qua, thường tụng “Nhật tụng thiền môn” do Thiền sư Thích Nhất Hạnh biên soạn. Tôi quan niệm: Tụng kinh trước tiên là để học thuộc những lời Phật dạy. Học thuộc rồi thì phải suy nghĩ, quán chiếu về những điều đã học để hiểu. Hiểu rồi thì gắng thực hành, ứng dụng vào đời sống để chuyển hóa thân, tâm, diệt trừ khổ đau, phiền muộn, chế tác an lạc, hạnh phúc. Đó chính là quá trình VĂN - TƯ - TU mà đức Phật đã chỉ dạy cho các hàng đệ tử trên con đường học đạo.
Là người tu tập thiền nên trước khi tụng kinh, mình thường thắp hương, thỉnh chuông, ngồi thiền để tâm tĩnh lặng. Khi tụng, mình bao giờ cũng nhất tâm, an trú trong giây phút hiện tại. Tâm không rong ruổi về quá khứ, không chạy đến tương lai. Nhờ nhất tâm mà mình nhanh thuộc kinh. Cũng nhờ nhất tâm trong lúc tụng mà 3 nghiệp của mình được thanh tịnh. Thân không làm việc xấu. Miệng không nói điều ác. Và đầu không nghĩ lăng xăng. Việc tụng kinh, nhờ vậy, có rất nhiều lợi lạc.
Điều khó nhất với mình (và có lẽ với nhiều người) là sau khi tụng kinh, hiểu và tin những điều Phật dạy, làm thế nào để thực hành, ứng dụng được những điều đó vào trong cuộc sống. Vì chỉ có thực tập, hành trì thì thân, tâm mình mới được chuyển hóa, trí tuệ và lòng từ bi mới được tăng trưởng. Nhờ thế, những khổ đau, lo lắng, hờn giận, oán trách, đố kỵ, hận thù mới thuyên giảm và niềm an vui, hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, lòng bao dung, độ lượng ngày càng nhiều.
Tụng kinh theo cách ấy, theo tôi, mới thực sự là lợi lạc.
Còn khi tụng kinh mà tâm vọng động, lúc nghĩ cái này, lúc nghĩ cái khác, hoặc miệng tụng như một cái máy, tay gõ mõ như băm nem chém chả, hoặc tụng mà không hiểu kinh nói gì, hoặc có hiểu mà không ứng dụng vào cuộc sống thì việc tụng kinh ấy, theo tôi, không để làm gì.
Cho nên, tôi không lấy làm lạ khi nhiều người khoe ngày nào cũng tụng kinh 2 thời, sáng sớm, chiều muộn nhưng hễ buông chuông, buông mõ xuống là mở miệng nói xấu hết chồng lại đến con dâu, rồi phàn nàn chuyện hàng xóm.
Không biết các anh chị có cùng quan điểm với tôi không?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tụng kinh để làm gì?
Phật pháp và cuộc sống 15:02 13/12/2024Tụng kinh là một trong những phương pháp tu tập cơ bản, được cả giới tu sĩ và Phật tử thực hành rộng rãi.
Nhờ thực hành lời Phật dạy thoát được khổ đau
Phật pháp và cuộc sống 10:31 13/12/2024Tôi không phải là người theo đạo Phật từ nhỏ. Cuộc đời tôi lúc ấy đầy rẫy khổ đau: công việc thất bại, gia đình lục đục, tâm trí lúc nào cũng nặng nề như đeo đá. Tôi sống trong sự cáu gắt, trách móc mọi thứ xung quanh.
Sinh nhật tuổi 19, chàng trai quyết định hiến tạng cứu người
Phật pháp và cuộc sống 09:44 13/12/2024Ngày 18/3/2021, trong sinh nhật lần thứ 19, Lê Văn Phúc đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) để tặng cho bản thân một món quà đặc biệt.
Ba má và con gần gụi từng ngày!
Phật pháp và cuộc sống 09:20 13/12/2024Mình với ba má có một khoảng cách, mà thiệt ra người ta hay gọi là “khoảng cách thế hệ”.
Xem thêm