Tụng kinh hay chép kinh tích được nhiều công đức hơn?
Thưa quý Thầy, do công việc bận rộn, mỗi ngày con chỉ dành ra được 1 tiếng cho việc đọc kinh. Nhiều người khuyên con nên chép kinh thay vì đọc kinh để tích nhiều công đức hơn, không biết điều này có đúng không ạ? Rất mong sẽ được quý Thầy giải đáp thắc mắc!
Để giải đáp thắc mắc của bạn, Thượng tọa Thích Thanh Phương – Ủy viên Ban trị sự, Ủy viên thường trực Ban Hoằng pháp TƯ GHPG Việt Nam – đã chia sẻ về vấn đề này như sau:
Tụng kinh để hiểu được nghĩa lý kinh sách, từ đó chuyển hoá, rèn giũa thân – tâm, tránh khởi những suy nghĩ bất thiện hay tạo nghiệp xấu. Tâm ý chúng sanh luôn lăng xăng, phóng dật, buông lung giống như con ngựa bất kham. Việc tụng Kinh sẽ giúp các tạp niệm, phiền não bị đè phục và bị yếu đi hay làm tiêu trì nghiệp chướng.

Chép kinh là để gieo duyên, cũng là một phương pháp giúp tăng công đức. Chép kinh cũng là cách để ta sám hối tội lỗi của mình, trực tiếp thông qua hành động. Ví dụ, nhiều người sẽ sám hối bằng cách phát nguyện chép một bộ kinh, để tâm, thân, trí tuệ của họ được mở mang.
Cả tụng kinh và chép kinh đều mang lại lợi ích cho người Phật tử. Tuy nhiên, chép kinh có thêm một phần giá trị vì: Khi đặt bút xuống chép một mẫu kinh, có thể tốc độ sẽ chậm hơn, những lời Phật dạy sẽ đi sâu vào tâm ta hơn là chỉ đọc lướt khi tụng.
Vậy, nên tụng kinh hay chép kinh? Trước guồng quay bận rộn của đa số người trưởng thành hiện nay, điều quan trọng là bạn chọn được cho mình một hình thức tu tập phù hợp với quỹ thời gian và khả năng, bởi điều đó sẽ giúp chúng ta duy trì được việc tu tập đều đặn, lâu dài.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, giảm nghiệp chướng và tăng phước huệ
Phật giáo thường thức
Quý vị có tin chỉ cần dùng một câu nói là có thể độ hết chúng sanh không?

Phổ Môn giải thoát
Phật giáo thường thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật
Phật giáo thường thức
Hỏi: Cách nhìn giữa chúng sanh, Bồ Tát, và Thiền sư ví dụ: cùng cây gậy phàm phu cho cậy gậy là thật nên khởi tâm phân biệt tốt xấu. Nhị thừa cho cây gậy là không, vô thường sẽ mục nát hư hoại. Duyên giác gọi đó là huyễn hóa do nhân duyên sanh.

Nhân duyên gì để thành Phật?
Phật giáo thường thức
Để thấy được sự vĩ đại của Đức Phật lớn lao đến nhường nào, chúng ta không chỉ tìm hiểu trong lịch sử cuộc đời Đức Phật cách đây 2500 năm ở Ấn Độ. Mà chúng ta cần phải tìm hiểu về quá trình tu Bồ Tát Đạo hết sức lâu xa và bi tráng của các tiền thân Đức Phật.
Xem thêm