Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/08/2022, 14:11 PM

Tụng kinh không hiểu ý nghĩa như thế có được lợi ích gì không?

Kính bạch thầy, hằng đêm con tụng Kinh Di Đà mà con không hiểu gì hết, con nghĩ tụng đọc mà không hiểu thì biết đâu mà thật hành và không thật hành thì làm sao có được lợi ích? Kính mong thầy từ bi giải đáp cho con hiểu.

Phật tử nên nhớ rằng, tất cả sự nghiệp thế gian, một khi xuôi tay khép kín đôi mắt lại rồi, thì tất cả đều bỏ lại cho đời, không mang theo được một vật gì cả.

Phật tử nên nhớ rằng, tất cả sự nghiệp thế gian, một khi xuôi tay khép kín đôi mắt lại rồi, thì tất cả đều bỏ lại cho đời, không mang theo được một vật gì cả.

Qua câu hỏi trên, tôi rất cảm thông cho nỗi lòng băn khoăn lo âu của Phật tử. Mặc dù Phật tử có cái tâm tu hành, siêng năng tụng đọc kinh điển, nhưng khổ nỗi là không hiểu nghĩa lý gì ở trong kinh nói. Điều nầy, đâu phải chỉ có một mình Phật tử như thế, mà đại đa số Phật tử chúng ta đều mắc phải. Người Phật tử tại gia đâu phải ai cũng thông suốt nghĩa lý kinh điển. Thậm chí ngay cả những người xuất gia ở chùa, nếu không chịu khó nghiên tầm học hỏi thì họ cũng không thể nào hiểu được kinh điển Phật dạy. Do dó, là Phật tử dù tại gia hay xuất gia, Phật Tổ thường khuyến nhắc chúng ta phải nên cố gắng nghiên cứu học hỏi kinh điển. Tuy nhiên, đối với người Phật tử tại gia vì bận rộn công việc mưu sinh nên ít có thời giờ rảnh rỗi để tới chùa nghe pháp hay học hỏi giáo lý như người xuất gia. Thật ra, kinh điển Phật dạy nghĩa lý thậm thâm vi diệu, đâu có ai dám tự hào là mình đã thông suốt hết, ngoại trừ những bậc tu hành đạt đạo, mới có thể thông suốt ở nơi lý mầu của ba tạng kinh điển mà thôi. Như đời Đường thì có Ngài Huyền Trang và đời Diêu Tần thì có Ngài Cưu ma la thập... những vị nầy được gọi là Tam tạng pháp sư, vì các Ngài đã lão thông ba tạng kinh điển.

Ngoài ra, phàm phu như chúng ta thì chỉ hiểu được chút ít phần nào đó thôi. Nhưng với điều kiện là chúng ta phải thường xuyên nghe pháp học hỏi với những bậc Thầy có trình độ thâm hiểu giáo lý khá. Vì kinh là ghi chép lại những lời Phật dạy để chúng ta tìm hiểu học hỏi và tụng đọc. Nếu tụng kinh mà không hiểu nghĩa lý trong kinh Phật dạy điều gì thì quả đó là cái khuyết điểm lỗi lầm của người Phật tử chúng ta. Cho nên, là Phật tử chúng ta nên cố gắng, bằng mọi phương cách để tìm hiểu học hỏi, tùy theo hoàn cảnh, phương tiện, và thời giờ của mỗi người. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh sống có khó khăn hay thời giờ ít ỏi, thì chúng ta cũng nên khéo sắp xếp công việc làm ăn và dành chút ít thời gian để nghiên tầm học hỏi giáo lý Phật dạy. Đó là chúng ta khéo biết trau dồi trí tuệ cho chúng ta. Người xưa thường nói: "Tu mà không học là tu mù, học mà không tu là đãi sách". Vì thế học và tu phải được đi đôi song hành với nhau. Học, như người có đôi mắt sáng, thấy rõ đường đi nước bước, tránh được nguy hiểm hầm hố chông gai. Tu, như người có đôi chân mạnh vững vàng tiến bước mà không sợ ngã qụy giữa đường. Học là tri, tu là hành. Người tu phải trang bị cho mình: "Tri hành hợp nhứt". Nghĩa là hiểu và làm phải đi đôi với nhau không thể thiếu một được.

Phật tử nên nhớ rằng, tất cả sự nghiệp thế gian, một khi xuôi tay khép kín đôi mắt lại rồi, thì tất cả đều bỏ lại cho đời, không mang theo được một vật gì cả. Chỉ có mang theo nghiệp thiện ác và những hạt giống trí tuệ mà mình đã gây tạo đó thôi. Vì những thứ nầy luôn bám sát không bao giờ rời xa mình. Ý thức được điều đó, chúng ta nên cố gắng tu tạo phước lành và tài bồi trí tuệ. Kinh nói: "Phước trí nhị nghiêm" hay "phước trí lưỡng toàn phương tác Phật". Nghĩa là người Phật tử phải tu cả hai vừa tu phước mà cũng vừa tu huệ nữa. Có thế, thì mới mong thành Phật được. Nếu chỉ nghiêng nặng tu một bên, thì chẳng khác nào như xe một bánh, chim một cánh. Đã thế, thì thử hỏi làm sao viễn hành thiên lý  cho được?

Tóm lại, việc Phật tử tụng kinh, tuy chưa hiểu được nghĩa lý trong Kinh Phật dạy, nhưng Phật tử vẫn được có phước báo. Vì trong lúc Phật tử ngồi tụng kinh là Phật tử đang thu nhiếp tam nghiệp. Thân thì ngồi nghiêm trang, miệng thì tụng đọc từng lời kinh, ý thì đang dõi theo từng chữ để đọc tụng. Như thế, ai dám bảo là Phật tử không được lợi ích? Chỉ sợ mình lười biếng không có tụng đọc thì mới không được lợi ích đó thôi. Tuy nhiên, trong ba nghiệp thân, miệng, ý, điều quan trọng là ý nghiệp. Nếu ngồi tụng đọc mà Phật tử để cho ý tưởng của mình quen theo đường cũ suy tưởng nghĩ nhớ lung tung, thì đó mới thực sự là không được lợi ích bao nhiêu. Nếu không khéo, chúng ta sẽ trở thành cái máy tụng đọc vậy.

Nguyện cầu Phật lực gia hộ cho Phật tử luôn được mạnh khỏe, chuyên cần tinh tấn, hằng trau dồi trí tuệ ngày càng tiến bộ trên bước đường tu học Phật pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào?

Hỏi - Đáp 13:03 14/04/2024

Câu hỏi: Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào? Nó sẽ giúp gì trong quá trình trị liệu tâm lý?

Mất phương hướng và cô độc

Hỏi - Đáp 08:50 13/04/2024

Em hiện tại đang rất mất phương hướng. Cuộc sống của em rất bí, ít có sự giao lưu với bên ngoài. Em luôn ý thức được điều này, nhưng không biết cách khắc phục, em đã sống cô độc và trầm cảm từ năm phổ thông trung học. Mặc dù gia đình luôn quan tâm, bố em là một người rất nghiêm khắc.

Nhiệm vụ của bạn là nở hoa trước

Hỏi - Đáp 09:00 12/04/2024

Hỏi: Bạch thầy làm sao con có thêm sức chịu đựng. Con đã từng yêu người ấy nhưng bây giờ thì...Bạch thầy con mệt mỏi quá! Mong thầy cho con lời khuyên ạ.

Xem thêm