Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 10/07/2022, 07:57 AM

Ở nhà tụng Kinh có cần đánh chuông mõ không?

Hỏi: Ở nhà, chúng con thường tụng kinh vào những buổi tối, nhưng con không biết đánh chuông mõ, vậy chúng con chỉ tụng niệm không cần đến chuông mõ có được không? Và tụng như thế nào mới được lợi ích?

Đáp: Việc tụng niệm, mục đích là để hiểu nghĩa lý trong kinh, xem Phật dạy những gì, rồi từ đó chúng ta áp dụng vào đời sống hằng ngày. Như thế mới có lợi ích. Vì vậy, khi tụng đọc, chúng ta nên tụng đọc chậm rãi, không nhứt thiết là phải có chuông mõ. Sở dĩ có chuông mõ là vì có nhiều người tụng đọc. Công dụng của mõ là để giữ trường canh để mọi người tụng đọc, cho nó có nhịp nhàng hòa âm với nhau, không có kẻ tụng trước, người tụng sau. Nên việc đánh mõ cũng khá quan trọng.

Người đánh mõ cần phải học cách đánh sao cho nó giữ trường canh đều đặn. Bởi thế, trong Thiền môn gọi người đánh mõ là Duyệt chúng. Duyệt là vui vẻ, chúng là nhiều người, nghĩa là làm cho mọi người trong thời khóa lễ tụng niệm, tất cả đều được an vui. Như thế, thì người đánh mõ mới có phước. Bằng ngược lại, không biết cách đánh, trường canh nhịp điệu không đều, khi thì nhanh quá, lúc lại chậm quá, làm cho mọi người tụng đọc không hài lòng, nổi phiền muộn. Như thế, thì người đánh mõ càng thêm mang tội. 

Khi đọc kinh Phật, nếu quý Phật tử có tâm thanh tịnh sanh trí huệ, hoát nhiên khai ngộ, sẽ hiểu rõ!

Khi đọc kinh Phật, nếu quý Phật tử có tâm thanh tịnh sanh trí huệ, hoát nhiên khai ngộ, sẽ hiểu rõ!

Còn người giữ bên chuông để thỉnh chuông, gọi là Duy Na. Duy na có nghĩa là người điều khiển buổi lễ. Thường ở chùa, vì có nhiều người tụng niệm, nên cần phải có chuông mõ

Ngược lại, ở nhà, nếu Phật tử chỉ tụng niệm một mình, thì không cần phải đánh mõ chuông. Nếu như trong nhà đã có mõ chuông, thì khi tụng niệm muốn đánh cũng được không có sao. Tuy nhiên, tốt hơn là không cần sử dụng đến những khí cụ nầy. Trường hợp không có thì thôi. Khi tụng niệm, tùy theo sức khỏe và thói quen, tụng lớn tiếng hay nhỏ tiếng hoặc tụng niệm thầm đều được cả. 

Xin nhắc lại, mục đích của sự tụng niệm cốt để hiểu rõ nghĩa lý trong kinh qua những lời Phật dạy, để từ đó, chúng ta đem ra ứng dụng vào đời sống, như vậy mới có lợi ích thiết thực. Nếu như, khi tụng mà không hiểu rõ nghĩa lý Phật dạy, thì Phật tử nên đến chùa cầu chư Tăng, Ni chỉ dạy cho.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Xem thêm