Tượng nhà sư Phật giáo cổ nhất của Hàn Quốc được công nhận là bảo vật quốc gia
Pho tượng nhà sư Huirang Daesa (889-966) là pho tượng nhà sư Phật giáo cổ nhất Hàn Quốc được Cục Quản lý Di sản Văn hóa của Hàn Quốc công nhận là bảo vật quốc gia.
Chùa Giám - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia
Theo thông báo của Cục Quản lý Di sản Văn hóa của Hàn Quốc cho biết thủ tục hành chính của việc công nhận pho tượng nhà sư Huirang Daesa là bảo vật quốc gia sẽ mất khoảng 30 ngày.
Pho tượng nhà sư Huirang Daesa cao 82 cm được làm bằng gỗ sơn mài khô và có niên đại vào đầu thế kỷ thứ 10. Pho tượng có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì là tác phẩm điêu khắc cổ nhất Hàn Quốc của một nhà sư Phật giáo.
Chùa Nhất Trụ: Nơi lưu giữ cột kinh Phật hơn 1000 năm tuổi
Nhà sư Huirang Daesa từng là trụ trì của ngôi chùa Haein-sa - ngôi chùa được xây dựng vào năm 802 và tọa lạc ở trung tâm miền núi của bán đảo Hapcheon, tỉnh Nam Gyeongsang. Ngày này, Haein-sa là một ngôi chùa lớn nhất của tông Jogye (tông phái Tào Khê) của Phật giáo Hàn Quốc, tông phái Phật giáo lớn nhất của Hàn Quốc. Tông phái Jogye có nguồn gốc từ vương quốc Silla Thống nhất (668-935), nhưng chỉ nổi lên như một thực thể riêng biệt vào thế kỷ 11 khi nhà sư Bojo Jinul giảng dạy thành công một hình thức Phật giáo kết hợp đồng bộ các thực hành thiền và nghiên cứu giáo lý, tụng kinh, và các bài giảng của các tông phái khác.
Huirang Daesa là một nhà sư nổi tiếng, người đã giảng dạy và cố vấn cho Vua Taejo Wang Geon (877-943) - người sáng lập ra triều đại Goryeo, triều đại thống nhất bán đảo Triều Tiên lần đầu tiên và kéo dài từ năm 918-1392. Triều đại Goryeo được kế vị bởi vương quốc Joseon (1392-1897).
Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay chùa Mễ Sở được công nhận là Bảo vật quốc gia
"Mọi người có thể nhớ đến triều đại Goryeo như một quốc gia tồn tại ngắn ngủi, nhưng trên thực tế, lịch sử 474 năm của triều đại Goryeo ngang bằng với thời Joseon, kéo dài 518 năm. Triều đại Goryeo là thời đại đỉnh cao của lịch sử Phật giáo ở Hàn Quốc. Đặc biệt trong nửa đầu của triều đại, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và các ngôi chùa mới được xây dựng trên khắp đất nước. “Trong triều đại Goryeo nói cung, Phật giáo đã trở thành một nhân tố thống nhất và là cơ sở cho sự phát triển văn hóa và quốc gia hơn nữa. Ví dụ, Tam tạng kinh điển Koreana (một Di sản Văn hóa Thế giới) đã được khắc vào hơn 80.000 mộc bản đánh dấu chủ quyền quốc gia khỏi các thế lực bên ngoài và sự xâm lược” - nhà sư Jinwol Lee, Nguyên trưởng khoa tôn giáo tại Đại học Dongguk, Seoul nhận xét.
Sau khi thu thập ý kiến từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong 30 ngày tới, Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc sẽ chính thức công nhận pho tượng nhà sư Huirang Daesa là bảo vật quốc gia.
Theo The Buddhist Door
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tự tại trước khen chê":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng
Quốc tế 10:00 25/11/2024Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Xem thêm