Tượng Phổ Hiền Bồ tát và những điều Phật tử nên biết
Tượng Phổ Hiền Bồ tát không phải là việc ngẫu hứng thích là mua, thỉnh được. Việc mua, thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ tát phải xuất phát từ sự thành tâm của gia chủ muốn thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ tát về nhà để thờ.
Phổ Hiền Bồ tát là ai?
Tây phương Tam Thánh thì có Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc với hai vị thị giả là Quán Thế Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát. Còn Phật Thích Ca Tam Tông thì có Phổ Hiền Bồ tát hầu bên trái Đức Phật và Văn Thù Sư Lợi Bồ tát hầu bên phải. Chúng ta cũng thấy tượng Phổ Hiền Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà, hay tay chắp lại.
Phổ Hiền Bồ tát được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo (tứ đại Bồ tát là Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.
Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.
Tượng Phổ Hiền Bồ tát lớn nhất thế giới
Các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.
Khi Đức Phổ Hiền chưa xuất gia học đạo, Ngài làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô. Danh hiệu Phổ Hiền xuất hiện trước tiên trong kinh Mạn Ðà La Bồ tát, về sau xuất hiện ở nhiều kinh khác như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa nên trở thành phổ biến.
Hình tượng Phổ Hiền Bồ tát
Chúng ta thường thấy tượng Phổ Hiền Bồ tát ngồi trên voi trắng sáu ngà có nghĩa là Ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác. Con voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí huệ. Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu vớt chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sinh thì vô lượng, nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sanh kiếp nầy sang kiếp khác. Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ, Ngài luôn luôn kiên nhẫn tiến tới mà chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh.
Cảm niệm công đức của Phổ Hiền Bồ tát
Phổ Hiền Bồ tát tượng trưng cho Lý, Ðịnh, Hành; cỡi voi trắng 6 ngà, hầu bên tay phải của đức Như Lai. Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn (6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).
Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ tát Khuyến Phát – ngài Phổ Hiền có nguyện với Phật về 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ đến não hại.
Ngài dạy rằng nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu ngài; thấy và chạm đến thân ngài; hay nằm mộng thấy ngài; hoặc tưởng niệm đến ngài trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sinh nào nghe thấy thân ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.
Công đức tạc dựng tôn tượng Phổ Hiền Bồ tát
Công đức tạc dựng tôn tượng Phổ Hiền Bồ tát là không thể nghĩ bàn. Tạc dựng tôn tượng Phổ Hiền Bồ tát và trì niệm danh hiệu ngài sẽ diệt đi sự tham lam mà phát tâm bố thí, mở rộng tấm lòng, không còn tham lam, ích kỷ chỉ lo tích cóp cho riêng mình đồng thời luôn chia sẻ, ca ngợi và thực hành bố thí, phát tâm tu học, diệt trừ khổ não, thành tựu giải thoát.
Dốc lòng niệm tụng, tạc dựng tôn tượng của Phổ Hiền Bồ tát thì xa lìa khổ não, không đọa ác đạo. Trời rồng hộ niệm, quả lành ngày thêm lớn. Không lui sụt đạo giác ngộ, áo cơm đầy đủ, không bị bệnh dịch, khỏi nạn lửa nước. Không có giặc hại, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì….
Có thể tu theo 10 hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền được không?
Hướng dẫn Phật tử thỉnh tôn tượng Phổ Hiền Bồ tát
Tôn tượng Phổ Hiền Bồ tát không phải là việc ngẫu hứng thích là mua, thỉnh được. Việc mua, thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ tát phải xuất phát từ sự thành tâm của gia chủ muốn thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ tát về nhà để thờ. Thờ Phổ Hiền Bồ tát với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của Ngài. Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa.
Phật tử có thể mua, thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ tát bằng gỗ, bằng gốm sứ, bằng đồng… đều được. Trước khi thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ tát về nhà nên gửi vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn, sau đó rước tôn tượng Phổ Hiền Bồ tát và làm lễ an vị. Trong những ngày thực hiện việc thỉnh tôn tượng Phổ Hiền Bồ tát, gia chủ nên ăn chay thanh tịnh, trì tụng thập chú, kinh Phật sau đó thỉnh rước tượng Phổ Hiền Bồ tát về tôn thờ tại gia.
Thờ Phổ Hiền Bồ tát thì bàn thờ phải trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa quả khô héo thì nên thay mới để cúng dường. Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một - mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sinh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng.
Lợi ích vô lượng khi trì tụng kinh Phổ Hiền Quảng Nguyện Vương
Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi nào nhận thấy tượng Phổ Hiền Bồ tát bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng Ngài theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ.
Không nên xức các loại nước hoa thơm cho tượng Phổ Hiền Bồ tát. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”.
Thờ Phổ Hiền Bồ tát phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Giữ gìn thân - khẩu - ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm