Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 11/09/2022, 10:40 AM

Tùy duyên làm gì cho rắc rối?

Bất biến mà tùy duyên, nghĩa là luôn gìn giữ sự tôn nghiêm tuyệt đối của giáo pháp nhưng nếu cần cứu người, giúp đời, vì lợi ích hữu tình thì có thể linh động tùy duyên.

 Hỏi: Tôi mới theo học Phật pháp và cảm thấy rất khó hiểu về câu: “Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”. Dường như có cái gì lắt léo, quanh co, ngụy biện, sao không bất biến y như lời Phật dạy trong mọi việc cho đơn giản mà tùy duyên làm gì cho rắc rối?

Về phương diện văn bản, các pháp chế định thì Kinh và Luật đã rất rạch ròi, những gì nên và không nên làm, những gì được và không được làm thì Đức Phật đã quy định cụ thể.

Về phương diện văn bản, các pháp chế định thì Kinh và Luật đã rất rạch ròi, những gì nên và không nên làm, những gì được và không được làm thì Đức Phật đã quy định cụ thể.

Tùy duyên có nghĩa gốc là tùy thuộc nhân duyên; các pháp tùy theo nhân duyên mà sinh, trụ, dị, diệt; tùy thuộc nhân duyên mà thành, trụ, hoại, không. Trong tinh thần phương tiện, tùy duyên mang một ý nghĩa khác, đó là tùy vào thực tiễn đang xảy ra mà vận dụng từ bi và trí tuệ để linh động ứng xử nhằm lợi ích chúng sinh. Bất biến ở đây hàm nghĩa là những nguyên tắc hay quy định trong Kinh và Luật do Đức Phật đã chế định. Dĩ nhiên, toàn bộ giáo pháp (Kinh và Luật) là khuôn vàng thước ngọc, hàng đệ tử Phật nhất tâm y giáo phụng hành.

Về phương diện văn bản, các pháp chế định thì Kinh và Luật đã rất rạch ròi, những gì nên và không nên làm, những gì được và không được làm thì Đức Phật đã quy định cụ thể. Chủ trương bất biến, tức y cứ tuyệt đối bất di bất dịch vào Kinh và Luật là điều khó nhưng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, đối với mọi sự việc thì Phật pháp không đơn thuần căn cứ vào hiện tượng, biểu hiện (đúng, sai) mà còn xem xét trong bản chất, tâm ý (thiện, ác) của vấn đề.

Có những việc, nhìn bên ngoài có vẻ sai nhưng bên trong lại thuần thiện, mang đến lợi ích thì tuy sai mà lại đúng. Câu chuyện ứng xử của người tiều phu nhằm cứu con nai trước đám thợ săn hung hãn là một điển hình. Người tiều phu đã nói dối, chỉ sang hướng khác với hướng con nai đang chạy trốn, và cứu nai thoát chết. Trường hợp này nói dối mà không mang tội, ngược lại được phước vì lợi ích chúng sinh.

Ngay đây, tinh thần phương tiện tùy duyên được linh động mở ra (thuật ngữ gọi là khai; khai, giá, trì, phạm). Nếu không linh động tùy duyên để lợi ích chúng sinh thì mọi ứng xử đều khô cứng, máy móc, rập khuôn, lạnh lùng, thui chột từ bi, ốm yếu trí tuệ, thậm chí không phải là Phật pháp đích thực. Nhưng khai mở ra, linh động tùy duyên đến giới hạn nào? Đây mới là vấn đề! Tùy duyên được cho phép trong giới hạn… bất biến. Nếu tùy duyên mà không bất biến là phá giới, trái đạo.

Cũng như đèn tín hiệu giao thông, đèn xanh đi, đèn đỏ dừng (bất biến). Vậy đèn vàng thì dừng hay đi, hay vừa dừng vừa đi, một vùng đệm giao thoa giữa dừng và đi. Ngặt là không có đèn vàng thì giao thông sẽ trục trặc nên không thể bỏ đèn vàng. Vì thế giao thông với đèn vàng là cần thiết nhưng rất nhạy cảm, dễ phạm lỗi hoặc gây tai nạn. Tùy duyên mà bất biến cũng có phần giống như giao thông với đèn vàng vậy.

Bất biến mà tùy duyên, nghĩa là luôn gìn giữ sự tôn nghiêm tuyệt đối của giáo pháp nhưng nếu cần cứu người, giúp đời, vì lợi ích hữu tình thì có thể linh động tùy duyên. Bất biến mà không cứng nhắc, chẳng chấp thủ giáo điều, không vô cảm với chúng sinh thì sự bất biến ấy mới thực sự có giá trị, hữu ích và đúng với Chánh pháp.

Do vậy, tinh thần “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên” tuy có lắt léo, quanh co nhưng không hề ngụy biện (biện luận cho việc làm sai trái). Đây chính là kết tinh của trí tuệ và từ bi, là tinh thần phương tiện để lợi ích chúng sinh, là hành trang nhập thế làm lợi đạo ích đời, tự lợi và lợi tha viên mãn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Xem thêm