Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/12/2023, 10:57 AM

Tuỳ hỷ công đức là gì?

Tùy hỷ công đức từ tâm mà làm, phước đức từ đó mà ra, không phải công đức của người này làm giảm công đức của người khác. Cho nên, cùng làm một việc, có người được hưởng phước đức rộng lớn bởi tâm tùy hỷ bao la, có người lại chỉ được một phần phước đức bởi tâm tùy hỷ còn nhỏ hẹp.

Tùy hỷ là vui theo, công đức là những hành động do ý chí, khởi phát từ Tâm mà ra. Một cách đơn giản và dễ hình dung hơn, tùy hỷ công đức là khi thấy ai làm việc tốt, điều thiện, có điều lành chúng ta đều vui mừng, hân hoan như chính mình có được và sẽ tận tâm tận lực giúp họ có được điều đó một cách trọn vẹn.

Trong đạo Phật có dạy rằng: Nếu chúng ta tùy hỷ công đức của mỗi người kém hơn mình thì công đức bản thân tích lũy sẽ hơn người đó. Ngược lại, nếu biết tùy hỷ công đức những người ngang bằng thì công đức tích lũy sẽ ngang họ. Nếu chúng ta tùy hỷ công đức của chư Phật thì chúng ta cũng được một phần công đức vô lượng của chư Phật. 

Tùy hỷ công đức từ tâm mà làm, phước đức từ đó mà ra, không phải công đức của người này làm giảm công đức của người khác.

Tùy hỷ công đức từ tâm mà làm, phước đức từ đó mà ra, không phải công đức của người này làm giảm công đức của người khác.

Chính bởi vậy mà tùy hỷ công đức chính là ở tâm, do tâm không phải ở sự tướng. Trong Tăng đoàn, việc tùy hỷ công đức là yếu tố rất quan trọng và thiết yếu, được coi là thần dược chữa lành tất cả những trầm khả, nọc độc đố kỵ đang tiềm ẩn trong tâm và chính lúc này chúng ta cần phải tùy hỷ công đức để có thể an trụ, sống hòa đồng. 

Hay hiểu đơn giản, tuỳ hỷ là vui theo, công đức là những điều tốt, điều lành, vui vẻ và hạnh phúc. Khi chúng ta thấy những điều tốt đẹp, hạnh phúc chúng ta đều hoan hỷ phát tâm vui mừng như chính mình cũng đang thừa hưởng và cố gắng giúp đỡ khiến họ được vui vẻ toàn vẹn. Hoặc thấy họ làm điều phước lành, đạo đức chúng ta luôn sẵn sàng ùa vào trợ giúp với một niềm vui vô hạn. Cảm thấy vui cái vui của người và mừng cho cái tốt của người. Sự vui mừng không phá tạ sự cách biệt giữa người và người luôn chân thành trong tâm niệm hạnh phúc.

Người luôn phát tâm thực hành hạnh bố thí chính họ đã khởi lòng từ bi và dứt tính ích kỷ, keo kiệt nếu như không bị hoàn cảnh bắt buộc. Thấy người bố thí ta phát tâm tùy hỷ hỗ trợ thì lúc đó chính tâm chúng ta đã khởi tâm khuyến thiện và phá tan tính tật đố. 

Phật dạy, tùy hỷ là pháp bố thí tạo công đức lớn nhất, đặc biệt hơn pháp này dành cho những ai còn nghèo khổ, chưa có điều kiện để bố thí về vật chất, của cải. Phật lại dạy rằng, pháp tạo công đức gọi là tùy hỷ.

Chỉ cần phát tâm tùy hỷ thì công đức cũng vô lượng vô biên, vì sao lại vậy? Vì “Tâm bố thí quan trọng hơn vật bố thí” “Của cho không bằng cách cho”, nếu tâm không thỏa mái thì dù bố thí cả vạn lượng vàng, trăm xe của cải công đức cũng chẳng được bao nhiêu còn. Nếu có tâm tùy hỷ, bố thí ít hay nhiều cũng tạo cho mình thật nhiều phước đức. 

Người giàu có của bố thí, góp tiền xây chùa, người nghèo không có của thì phát tâm tùy hỷ, vui mừng, hân hoan vì việc công đức của người có điều kiện, góp sức của mình (trong điều kiện cho phép) với lòng thành tâm thì cũng chính là đang công đức. 

Tùy hỷ công đức từ tâm mà làm, phước đức từ đó mà ra, không phải công đức của người này làm giảm công đức của người khác. Cho nên, cùng làm một việc, có người được hưởng phước đức rộng lớn bởi tâm tùy hỷ bao la, có người lại chỉ được một phần phước đức ấy là bởi tâm tùy hỷ còn nhỏ hẹp, còn tính toán thiệt hơn, còn kể công, khoe mẽ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Quan Âm giáo hóa tự tại vô cùng

Kiến thức 14:27 09/11/2024

Trong kinh Quán Vô lượng thọ, Bồ-tát Quan Âm thị hiện vô số hóa Phật. Trong Tâm kinh, Ngài có tên là Quán Tự Tại thông cả hữu hình và vô hình, hữu tình và vô tình.

Nương tựa Tam bảo, an lạc vững chắc mãi mãi

Kiến thức 14:00 09/11/2024

Nhiều người cho rằng quy y Tam Bảo sợ có tội, sợ giữ giới không được là mang tội.. vì mình còn trẻ, còn làm ăn, còn giao tiếp, còn bạn bè...Hiểu như vậy là chưa chính xác.

Học để tu

Kiến thức 13:53 09/11/2024

“Lúc này thầy làm gì?” là câu thăm hỏi mà tôi rất thường được nghe. Nếu tôi trả lời “chỉ ở chùa tu” thì họ sẽ nói rằng: “Thầy học hành cũng đến nơi đến chốn mà không làm gì hết, uổng quá vậy”.

Người Phật tử quyết tâm dứt khổ tìm vui, phải tu đức hỉ xả

Kiến thức 12:15 09/11/2024

Sống trên đấu trường nhân loại, trong cõi đời trần tục nhiễm ô, nếu ai cố ôm chặt lòng thù hận chấp nê thì không sao tránh khỏi cảnh lầm than đau khổ. Muốn thoát khổ được vui, con người phải gỡ bỏ những mối dây oán hận, tẩy sạch những vết nhơ ô nhiễm trong cõi lòng mình cho được nhẹ nhàng trong sạch.

Xem thêm