Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 10/07/2023, 16:00 PM

Bố thí ra sao để có được quả phước an lạc thật sự?

Khi đã biết chán chê, ghê sợ phiền não và luân hồi thì con người sẽ thản nhiên trước sự vật được hay mất, vui hay buồn. Khi đã nhận được lý vô thường, khổ não và vô ngã thì cũng đã hiểu rõ thân này là của mượn thì hà tất phải mến tiếc sự vật ngoài thân ta.

Bố thí có phiền não hay không còn tùy theo tác ý của người bố thí.

Sự bố thí có hai tác ý khác nhau:

1. Người bố thí mà tâm còn mong được giàu sang, được sanh vào cõi Nhân, Thiên để hưởng quả, hoặc tác ý mong người được thọ thí trả ơn, người có tác ý như thế tất nhiên phải luân hồi tái sinh lại để hưởng quả. Ðức Thế Tôn gọi sự bố thí ấy là Vattagàminikusala có nghĩa là Phước hữu lậu, có ý nói phước ấy còn đem con người luân hồi. Chẳng những là bố thí, nếu Trì giới hay Tham thiền mà tác ý còn muốn gặt hái quả lành thì không bao giờ diệt được phiền não vượt qua khỏi luân hồi.

2. Người làm bất cứ phước gì mà tác ý mong cầu giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, và phát nguyện cho mau khỏi được biển trầm luân. Phước báu ấy Ðức Thế Tôn gọi là Vivattagàmini-kusala nghĩa Phước vô lậu, ý nói phước này không còn dư sót phiền não nên không còn luân hồi nữa.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bố thí ba-la-mật trong thời hiện đại

Người Phật tử nên gieo phước lành theo thể thức thứ nhì, và nên tìm tòi học hỏi cho thông hiểu các loại phiền não, hầu gìn giữ tâm khỏi bị cảnh trần chi phối. Khi tâm không còn bị phiền não nhiễu nhương thì trí tuệ phát sanh thấy rõ: Luân hồi là nơi đáng kinh sợ nhất, cũng như người kinh sợ hầm chứa đầy rắn độc, thì không bao giờ dám mê luyến và trái lại càng cố gắng chạy cho xa mau ra khỏi nơi đầy sự kinh khủng ấy.

Khi đã biết chán chê, ghê sợ phiền não và luân hồi thì con người sẽ thản nhiên trước sự vật được hay mất, vui hay buồn. Khi đã nhận được lý vô thường, khổ não và vô ngã thì cũng đã hiểu rõ thân này là của mượn thì hà tất phải mến tiếc sự vật ngoài thân ta. Ðây là lý thuyết tuyệt đối của Phật giáo.

Nếu muốn đạt được chân lý ấy, người Phật tử chân chính nên thực hành theo ba điều:

1. Nên cố xa lánh tất cả những tội ác (tức là Trì giới).

2. Nên làm cho mình trở nên người toàn thiện toàn mỹ, ý nói là phải làm tất cả các việc lành như bố thí, tham thiền, nhẫn nại, từ bi v.v...

3. Nếu cố gắng dập tắt tất cả phiền não, nghĩa là phải dùng trí tuệ quan sát cho thấy rõ là thân này thật không bền vững, hằng đem đau khổ đến cho ta, và vật nào không thường hằng đem khổ đến, nó không phải là của ta, là vô ngã.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Kiến thức 13:15 05/05/2024

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người

Kiến thức 10:37 05/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.

Bất diệt trong sinh diệt

Kiến thức 09:20 05/05/2024

Đạo Phật, trái lại, lại phát huy cho ta thấy trong cái thân thể sinh diệt vô thường có cái bản tánh vô thượng bất sinh diệt. Đạo Phật đã phát huy bản tánh ấy bằng cách căn cứ ngay với giác quan thô cạn chứ không xa xôi đâu khác.

Xem thêm