Tỳ kheo không tụng kinh bị chư thiên quở
Đối tượng nghe pháp là chư Thiên và quỷ thần mà mắt người bình thường thì không thể thấy nhưng chắc chắn những thời tụng kinh thanh tịnh ấy đã mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều chúng sanh.
Một thời, một Tỷ kheo sống giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.Lúc bấy giờ, vị Tỷ kheo ấy trước kia siêng năng tụng kinh rất nhiều, sau một thời gian, trở thành thụ động, im lặng.
Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy không còn được nghe pháp từ vị Tỷ kheo, liền đi đến, sau khi đến, vị Thiên ấy nói lên bài kệ sau: Này Tỷ kheo, sao ông/Sống chung các Tỷ kheo/Lại không chịu tụng đọc/Các kinh điển pháp cú/Ai nghe thuyết Chánh pháp/Tâm được sanh tịnh tín/Và ngay đời hiện tại/Được mọi người tán thán.
Vị Tỷ kheo đáp: Trước kia đối pháp cú/Ta tha thiết tìm hiểu/Cho đến khi chứng được/Quả vị bậc ly dục/Từ khi chứng ly dục/Mọi thấy, nghe, xúc cảm/Nhờ trí tuệ hiểu biết/Đều được bỏ một bên/Chính các bậc Hiền thiện/Giảng dạy là như vậy.
(ĐTKVN, Tương Ưng I, chương 9, phần Tụng học kinh điển, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.445)
Phật dạy về tám Pháp để Tỳ kheo đáng được tôn trọng
Lời bàn:
Nói đến tu tập người ta liên tưởng ngay đến việc tụng niệm. Cố nhiên tu thì phải tụng kinh, niệm Phật nhưng không nhất thiết hễ tu là cứ phải tụng kinh, gõ mõ. Tụng niệm như thế nào là vấn đề còn tùy thuộc vào năng lực công phu và nội chứng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thực hành pháp thì tụng kinh là một pháp trợ duyên không thể thiếu cho việc thành tựu thiền định về sau.
Điều thú vị nhất trong pháp thoại này là việc tụng kinh không chỉ đem lại sự nhận thức sâu sắc về giáo pháp cho bản thân người tụng mà đồng thời đó còn là một thời “thuyết pháp”. Đối tượng nghe pháp là chư Thiên và quỷ thần mà mắt người bình thường thì không thể thấy nhưng chắc chắn những thời tụng kinh thanh tịnh ấy đã mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều chúng sanh. Mặt khác, pháp thoại này cho thấy từ thời Thế Tôn còn tại thế, việc tụng kinh (pháp cú) là một trong những nội dung tu tập, hành trì có tính chất phổ biến đối với hàng Tỷ kheo tân học.
Điều này lý giải một cách thỏa đáng cho truyền thống tụng kinh của những người đệ tử Phật rất thịnh hành và phổ biến hiện nay. Có nghĩa tụng kinh không phải là xu hướng tu hành theo kiểu “kệ kinh nhiều kẻ đọc suông”, phi chính thống như một vài người từng quan niệm. Tụng kinh là một pháp môn tu tập được ứng dụng cho hàng xuất gia thực thi ngay từ thời Thế Tôn còn tại thế.
Tuy nhiên, khi thành tựu Thánh quả, đoạn tận tham dục thì vị Tỷ kheo chỉ an tịnh trong hiện pháp lạc trú với tuệ giác thường trực và hoàn toàn tự chủ. Đây là thời điểm mà hành giả đạt đến “sự im lặng của bậc Thánh”. Ngay đây, việc tụng kinh hay không tụng kinh không còn là vấn đề nhưng vì để mọi chúng sanh (nhất là trời, thần) được nghe pháp thì tụng kinh lại càng cần thiết hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm