Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/11/2013, 15:06 PM

Ứng phú hoàn cảnh

Có một điều ta cũng nên biết: Ứng phú hoàn cảnh, không phải là riêng về nhân loại chúng ta mới có, mà chính như các loài động vật cũng đủ có tính cách ấy, chỉ tùy theo trình độ cao thấp mà khác nhau vậy thôi

Sống trong vũ trụ, lẽ tất nhiên người ta không thể thoát ly ra ngoài hoàn cảnh mà sinh tồn được. Chẳng qua mỗi khi gặp phải hoàn cảnh thích hợp cùng không, nếu ta không có phương pháp để ứng phú với hoàn cảnh, thì không khéo sự sinh sống của ta sẽ trở thành không có ý nghĩa, mà có lẽ đời ta lại hóa thành một loài động vật không có ý thức là khác.

Có một điều ta cũng nên biết: Ứng phú hoàn cảnh, không phải là riêng về nhân loại chúng ta mới có, mà chính như các loài động vật cũng đủ có tính cách ấy, chỉ tùy theo trình độ cao thấp mà khác nhau vậy thôi. Ta thử xem:

Những con quăng trong bể nước mưa, nó quăn mình từ dưới lên trên, hoặc khi quăn đến bên thành bể, rồi nó cũng biết quăn mình trở lại - ấy cũng là một lối ứng phú hoàn cảnh theo trình độ của nó.  

Một con bọ hung (hoặc giả con ong) bay vào trong nhà, liện quanh vài vòng, kêu vài tiếng, rồi nhắm ngay cửa sổ mà bay vào, đầu chạm phải tấm cửa gương mình sa xuống đất - Thế rồi nó lại cụ cựa bay lên lại bay vào tấm cửa gương ấy...  Một hồi lâu - chưa đến nỗi vỡ đầu, nó bay đậu vào ngạch cửa gương, bò qua bò lại cố tìm đường bay ra, nhưng khốn nỗi kim chỉ nam của nó chỉ là tia sáng, mà tia sáng ấy đã bị mảnh gương kia đánh lừa, không như tia sáng ở ngoài hư không, nên nó không biết vì sao không thể bay ra được! Ấy cũng là lối ứng phú hoàn cảnh của nó.

Một người thám hiểm đi vào một quãng rừng rậm, không may lạc đường không sao trở ra được, người ấy liền leo lên cây cao, dùng thiên lý kính dòm quanh tứ phía, nhưng vẫn không tìm được lối ra. Thế rồi người trụt xuống ngồi yên lặng suy nghĩ...Thoạt nhiên nghe tiếng nước chảy từ xa đưa đến, người mới nghĩ rằng: dòng nước kia chắc là chảy ra núi, nếu ta theo đó mà đi, có lẽ cũng ra được. Thế rồi người quyết định tìm đến bên dòng nước ấy, thong thả theo bờ mà đi, quả nhiên thoát khỏi được sự nguy hiểm - Ấy là lối ứng phú hoàn cảnh của người.  
 Ảnh minh họa
Ba điều ứng phú hoàn cảnh như trên, sở dĩ có cao thấp khác nhau, là vì trình độ trí thức không đồng: Sự ứng phú hoàn cảnh của con quăn ở trong bể nước mưa kia, là hoàn toàn không có ý thức; Con bọ hung tuy biết dùng tia sáng làm kim chỉ nam, để tìm đường bay ra, thế cũng có thể cho là có ý thức.

Nhưng khổ, nó không biết tia sáng có khi vị tất đã là dấu hiệu để nó nhận đường bay ra; vì thế nên phải chạm đầu vào tấm cửa gương kia mãi. Còn như người ta là một loại động vật có trí thức, có tư tưởng, nên dù lạc đường, vẫn không bối rối, khiếp sợ, thong thả trèo lên cây cao, dùng thiên lý kính tìm đường mà ra, hoặc giả tìm đến bờ khe, dòng nước, rồi theo đường nước chảy mà đi.

Sự sinh sống của người ta sở dĩ được tôn trọng hơn, chính là đủ có tư tưởng và năng lực ứng phú hoàn cảnh rất cao thượng ấy.

Hiện nay chúng ta đương ở trong hoàn cảnh - đây tôi muốn nói riêng về hoàn cảnh Phật giáo - vừa âm thầm, hủ tệ, bao nhiêu tình cảnh suy đồi, nguy ngập đương bao bọc chung quanh ta, ta nên nghĩ thế nào. Nhất là không nên dùng thuyết tiêu cực mà giải quyết, hơn nữa là an ủi.  

Nghĩa là ta chớ nghĩ rằng: ta nay có cơm ăn, có áo mặc, có chút học hiểu vừa lếu láo là đủ; tư tưởng ấy là tư tưởng ích kỷ, lười biếng và diệt vong, ta nên phản đối. Trái lại, ta nên nghĩ rộng thấy xa hơn nữa, vì bao nhiêu người chung quanh ta, đồng xuất gia tu hành mà họ đương khổ não: đau không có thuốc uống, cơm không đủ ăn, trí óc không có một ánh sáng học thức; tuy rằng xuất gia tu đạo, mà trọn đời chưa hề biết đến khí vị của nền giáo lý cao thâm của Phật tổ.

Thành ra tu cũng không ra tu, làm ăn cũng không ra làm ăn, thà tu mà nhịn đói bỏ xác, đàng này khổ nhất là cái hoàn cảnh khốn khổ, chật hẹp vùi chôn đời họ rất oan uổng tội nghiệp và còn bao nhiêu đầu óc thanh niên sau này cũng sẽ bị vùi chôn như họ bây giờ nữa! Ta nên hy sinh tự ngã đặng đối phó với hoàn cảnh nó đương đè nén cùng mạt sát, khiến cho chúng ta không thể ngóc đầu lên nổi.

Hiểu chân lý cần phải có óc sáng suốt, muốn lợi ích chúng sinh, cần phải đủ có phương tiện và chỗ thật tu thật chứng - Cả các bạn đủ có học thức và chưa đủ duyên học thức - ta nên tàm quý và nên phấn khởi, mạnh mẽ tìm phương pháp để ứng phú với hoàn cảnh - Dẫn Phật giáo cũng như người giữa xã hội, sống phải luôn luôn tìm cách ứng phú hoàn cảnh, cứu mình, giúp người, đặng thoát ly những sự nguy hiểm khốn nạn, cũng nhau kiến thiết đời sống của mình, khi không còn mọi điều ràng buộc.

Xin các bạn chớ vì chút lợi danh nhỏ mọn mà tự chôn mình trong cảnh đầy nhục nhã đê hèn, đến phải bỏ mất đời sống vinh quang rực rỡ của mình, của pháp thân Huệ mạng mình.

Bao đời ta chớ như con bọ hung phải chạm đầu vào cửa gương mãi, mà không biết tìm đường ra.

Rằm tháng Hai An-nam (1939)

Thiền sư Thích Mật Thể





CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm