Vài phương thức đoạn trừ phiền não (Phần 3)
Suốt ngày chạy theo dục vọng thì suốt đời chúng ta chỉ là một kẻ nô lệ của nó. “Dục vọng như bộ xương khô, như miếng thịt, như hầm lửa, như rắn độc ..., hoan lạc ít mà khổ não lại nhiều, đầy dẫy nguy hiểm”.
Muốn ít biết đủ
Trong kinh Đức Phật dạy:
“Bất tri túc giả tuy xử thiên đường do bất xứng ý, tri túc chi nhân, tuy ngọa địa thượng do vi an lạc". Người biết đủ, dù nằm trên đất cát vẫn an lạc; trái lại, người không biết đủ, dù ở cung trời cũng không vừa ý. Ít ai bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Người nghèo muốn giàu, người giàu muốn giàu thêm; người có thứ này mong được thêm thứ khác. Cũng vì vô minh, con người tự chui vào lưới ngũ dục, cho đó là hạnh phúc, là cứu cánh của đời mình. Có ý niệm truy đuổi tìm cầu tức không bằng lòng với hiện tại, như kẻ thả mồi bắt bóng, không biết bao giờ mới tìm thấy hạnh phúc. Biết dừng lại tức ổn cố được tâm, không dính mắc với trần cảnh bên ngoài, biết vui với những gì mình đang có, ta sẽ thấy hạnh phúc tại hiện tiền.
Vài phương thức đoạn trừ phiền não (Phần 2)
Nếu chúng ta ít muốn biết đủ, bằng lòng với những gì mình đang có, sống đời an nhiên tự tại thì sẽ giảm bớt những áp lực từ cuộc sống. Chính tâm tham cầu quá nhiều mới sinh ra khổ đau. Như vậy thiểu dục tri túc là một pháp đối trị lại tâm tham cầu. Chính dục vọng của con người đã làm cho họ khổ đau triền miên. “Phật giáo dạy con người đi vào giải thoát, có nghĩa là đi ra khỏi mọi trói buộc mọi ách nô lệ. Nô lệ lớn nhất của hiện tượng giới là nô lệ chính dục vọng của mình”.
Trong một bài sám văn có nói rằng hàng ngày chúng ta ở “trong trí Bồ-đề mà thấy không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sinh ràng buộc”. Không ai mang khổ đau lại cho chúng ta mà chính chúng ta là chủ nhân tạo ra nó. Hàng ngày chúng ta sống trong trí Bồ-đề nhưng lại thấy không thanh tịnh bởi vì tâm tham cầu, tâm vọng tưởng chi phối và dẫn dắt chúng ta đi lầm đường lạc lối.
Như vậy, giải thoát hay ràng buộc là do cách sống của chúng ta chứ không phải do một ai khác. Suốt ngày chạy theo dục vọng thì suốt đời chúng ta chỉ là một kẻ nô lệ của nó. “Dục vọng như bộ xương khô, như miếng thịt, như hầm lửa, như rắn độc ..., hoan lạc ít mà khổ não lại nhiều, đầy dẫy nguy hiểm”. Do vậy, thiểu dục tri túc là một phương pháp giúp đoạn trừ những tham muốn, những dục vọng; khi đã đoạn trừ được dục vọng tham muốn thì sẽ không còn khổ đau.
(còn tiếp).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm