Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 01/03/2021, 14:57 PM

Vai trò của tín tâm trên con đường hành đạo

Chúng sanh phần lớn tìm về với đạo thông qua việc khởi tín tâm từ những lợi ích và mầu nhiệm của lời Phật dạy, từ đó họ nuôi dưỡng và phát triển như một phương tiện để duy trì việc thực hành.

Khi chênh chao trong những mất mát, thường mong muốn nương tựa niềm tin tâm linh

Theo truyền thống Ấn Độ cổ xưa, con đường giải thoát được chia làm ba loại: đường sùng tín (bhakti-magga), đường lễ nghi (kamma-magga), và đường trí tuệ (ñana-magga). Có thể nói rằng đạo Phật thuộc con đường thứ ba, vì chỉ có trí tuệ mới đập tan được vô minh và dẫn tới giải thoát, tuy nhiên không có nghĩa rằng hai con đường kia vắng mặt trong đạo Phật. Trí tuệ hay đức tin cũng chỉ là phương tiện nhưng nếu trí tuệ đóng vai trò chủ yếu thì niềm tin cũng có vai trò thứ yếu trên con đường tìm đạo. Bản thân tôi đến với đạo Phật bằng niềm tin nhưng lại có những trải nghiệm hết sức mầu nhiệm và giá trị đủ để giữ tôi bước tiếp. Niềm tin của tôi được xây dựng và củng cố từ chính những trải nghiệm của bản thân tôi cũng như mọi người trong gia đình: tin vào lòng từ bi và hạnh nguyện cứu độ của Bồ Tát Quan Âm mà vượt qua khổ nạn và có cuộc sống bình an.

Ngoài việc tin vào hạnh nguyện của chư Phật chúng ta còn phải tin sâu lời Phật dạy.

Ngoài việc tin vào hạnh nguyện của chư Phật chúng ta còn phải tin sâu lời Phật dạy.

Tôi là một nhà nghiên cứu khoa học vì vậy mọi thứ với tôi không thường được xây dựng bằng niềm tin mà từ suy luận và chứng cứ và phải được chứng minh. Cho đến lúc cha mẹ rơi vào tuyệt vọng vì bệnh hiểm nghèo gần như tuyệt vọng thì anh Ba tôi tìm thấy một bản Chú Đại Bi và mặt sau có nói về sự nhiệm mầu của việc trì tụng. Nếu bình thường chắc anh tôi cũng chẳng để ý nhưng đối diện với sự tuyệt vọng của nghiệp chướng thì người ta có xu hướng bám víu vào chút hy vọng dù mong manh. Tình thương và lòng hiếu thảo của anh Ba thật sự đã đem lại sự mầu nhiệm. Ngày nay bệnh lao phổi không còn là một vấn đề đáng lo ngại nhưng vào thời kỳ trước ngày thống nhất đất nước là cả một vấn đề, vì kinh tế mọi người hầu như không mấy dư giả để chi tiêu cho việc thuốc men, bệnh tật. Khi anh phát nguyện trì tụng Chú Đại Bi thì bệnh tình của ba tôi hồi phục. Không hoàn toàn bị thuyết phục nhưng quả thật sự nhiệm mầu đó đã tác động đến tôi không nhỏ. Đến khi mẹ tôi bị loét bao tử trong điều kiện thuốc thang không đủ thì tôi cũng bắt đầu phát nguyện trì chú để giúp mẹ khỏi bệnh, kết quả sau 33 năm bệnh của mẹ cũng không hề tái phát. Rồi những lần mầu nhiệm sau đó có thể kể đến tình cảnh thoi thóp vì tiểu ra máu của ba mà không tìm ra nguyên nhân, bệnh loãng xương mãn tính của mẹ, bệnh tiểu đường và bệnh điếc của bản thân tôi, rồi ngay cả hàng xóm được tôi chỉ dẫn cách trì chú cũng thoát nạn. Những sự mầu nhiệm này đều là nền tảng và động lực để xây dựng và củng cố niềm tin vào Phật pháp của tôi và người thân. Cả gia đình tôi có thể nói không còn chút mảy may nghi ngờ vào công năng và hạnh nguyện của chư Phật.

Trong Tương Ưng Bộ kinh có đề cập trong số các đệ tử nhập dòng thánh, có người lấy lí trí phân tích Phật pháp để chứng quả (tùy pháp hành), và cũng có người lấy lòng tin làm căn bản để tu tập Phật pháp (tùy tín hành), cả hai hạng người này đều sẽ chứng quả Dự Lưu trước khi mệnh chung. Vì vậy có thể nói niềm tin không đơn thuần chỉ được xây nên từ sự mê tín và đậm màu sắc tôn giáo, mà nó thực sự có công năng đưa người ta ra khỏi sinh tử nếu đó là chánh tín.

Hạt giống Phật pháp đã nảy mầm ở châu Phi

Năng lượng của từ bi và hướng thiện một khi được kích hoạt thì chắc chắn sẽ chuyển đổi được nghiệp chướng.

Năng lượng của từ bi và hướng thiện một khi được kích hoạt thì chắc chắn sẽ chuyển đổi được nghiệp chướng.

Phật giáo lấy trí tuệ làm nền tảng để duy trì Phật pháp vì vậy trí tuệ đóng vai trò như một phương tiện chính yếu để đập tan vô minh và phá vỡ xích xiềng trói buộc của tham ái và dính mắc; và tín tâm có thể coi là phương tiện thứ yếu để duy trì việc hành đạo.

Tuy nhiên Kinh Kalama đức Phật lại dạy: “Đừng tin một điều gì vì nó là tập quán lưu truyền. Đừng tin một điều gì vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin một điều gì vì đó là bút tích của thánh nhân. Đừng tin một điều gì vì đó là thói quen đã có từ lâu. Đừng tin một điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng do một thần linh nào đó khai thị cho ta. Đừng tin một điều gì vì đó là do các thầy có uy tín dạy”. Điều này có nghĩa là đừng tin vào một điều gì trừ khi tự thân mình chứng nghiệm.

Như vậy tín tâm nên được hiểu và xây dựng như thế nào để không đem lại sự mâu thuẫn khi áp dụng lời Phật dạy? Ở đây xin được trích dẫn ý kiến của dịch giả Nguyễn Duy Nhiên về “Niềm tin và Kinh Kalama”:

“Nếu không khéo, chúng ta có thể vô tình biến những lời dạy rất thực tế của đức Phật thành lý thuyết suông, rồi lý luận cho rằng niềm tin của ta phải được dựa trên một sự chứng nghiệm gì to tát hay xa xôi lắm. Thật ra, đức Phật bao giờ cũng khuyên ta nên có một niềm tin vào chánh pháp và sự thực tập của mình. Những việc làm nào bị thúc đẩy do tư lợi, do tham sân si sẽ mang đến cho ta khổ đau, và nếu biết cố gắng thực tập tha thứ, rộng lượng, cởi mở... ta chắc chắn sẽ có hạnh phúc. Đó là những gì mà đức Phật khuyên ta nên tin, bởi chúng ta đều đã chứng nghiệm và hiểu biết chúng rất rõ.

Dầu xã hội hay cuộc sống chung quanh có nói rằng, giàu sang sẽ mang đến tự do, và dầu cho có một uy quyền nào đó bảo ta rằng, danh lợi sẽ mang đến hạnh phúc... ta cũng đừng vội tin. Hãy tự nhìn lại những gì mình đã chứng nghiệm đi! Cái gì bắt đầu từ những cố chấp, nắm bắt, nhỏ nhen sẽ chỉ mang đến sự bất toại nguyện và khổ đau. Và cái gì bắt đầu bằng sự buông bỏ, thảnh thơi sẽ đưa ta đến tự do và hạnh phúc.”

Sơ lược về sự linh ứng của việc trì tụng để nói lên vai trò của niềm tin trong việc hành trì là đề tài mà tôi muốn chia sẻ. Trong kinh Pháp Cú có bốn câu kệ bao hàm cả lời Phật dạy:

Không làm các việc ác

Nên làm các việc lành

Giữ tâm ý trong sạch

Đó là lời Phật dạy.

Đây là cốt lõi trong việc hành trì Phật pháp. Mọi khổ não được hình thành từ ác nghiệp đời quá khứ, vì vậy để nhận được sự gia trì thì bản thân chúng ta phải dừng việc tạo tác ác nghiệp và hướng thiện, hạnh nguyện cứu độ của chư Phật Bồ Tát cũng chỉ là tha lực và hoàn toàn không có công năng thay đổi nghiệp chướng cho chúng ta. Các Ngài phát nguyện sẽ luôn luôn lắng nghe để kịp thời cứu giúp nhưng nếu chúng ta một mặt kêu cứu một mặt vẫn tiếp tục tạo tác đem lại đau khổ cho người khác thì chẳng có ai cứu được.

Bản thân tôi chiêm nghiệm rất rõ ràng rằng khi phát tâm trì tụng Chú Đại Bi cho người thân thì không những bản thân phải hướng thiện mà người nhận được sự hồi hướng cũng phải sửa đổi tâm tính theo hướng tích cực thì sự mầu nhiệm mới đến. Năng lượng của từ bi và hướng thiện một khi được kích hoạt thì chắc chắn sẽ chuyển đổi được nghiệp chướng. Đây là lý do mà cha mẹ và bản thân tôi đều được bình an sau thời gian trả quả.

Phật giáo không đề cao vai trò của đức tin nhưng nó lại là một nhân tố quan trọng để đưa người ta đến với lời Phật dạy.

Phật giáo không đề cao vai trò của đức tin nhưng nó lại là một nhân tố quan trọng để đưa người ta đến với lời Phật dạy.

Phật pháp bất ly thế gian pháp

Cũng là lấy niềm tin làm cơ sở để cầu nguyện nhưng có người tìm thấy sự mầu nhiệm linh ứng còn có người thì không? Ở đây có hai yếu tố chi phối để tạo nên sự mầu nhiệm: không bị chi phối bởi định nghiệp, và lòng tin phải đi kèm với sự chân thành, hướng thiện. Với định nghiệp của một chúng sanh thì Phật và Bồ Tát cũng khó lòng mà can thiệp nếu nó đã đến hồi trổ quả. Câu chuyện về vua Tỳ Lưu Ly ba lần đem quân đi tàn sát dòng họ Thích Ca là một ví dụ về định nghiệp mà đức Phật khi còn tại thế cũng không can thiệp được. Yếu tố thứ hai là về lòng thành của chúng ta khi cầu nguyện. Tôi sở dĩ được nhiều sự nhiệm mầu như vậy là nhờ vào lòng chân thành và một cái tâm hướng thiện. Mọi sự trải nghiệm trên cuộc đời này đều là hệ quả của nghiệp, vì vậy Phật và Bồ Tát cũng chẳng thể cứu giúp nếu chúng ta miệng thì cầu xin và thân và ý vẫn tiếp tục gieo nghiệp bất thiện. Khi chúng ta thực sự “xa rời các việc ác, chuyên làm các việc lành” thì nghiệp xấu ác sẽ có cơ may chuyển đổi, cộng thêm niềm tin chân chánh vào hạnh nguyện và sự gia trì của Bồ Tát, chúng ta chắc chắn có được cảm ứng. Vì thế trong cuộc sống, bên cạnh niềm tin thì chúng ta cần phải biết gieo trồng những căn lành tương thích. Nhiệm vụ của các đức Phật hay là Bồ Tát trên cuộc đời này là tùy duyên hóa độ. Không phải là các Ngài không muốn độ chúng ta, chỉ là các Ngài không thể vượt qua được quy luật của nhân quả để thay đổi nghiệp của chúng ta.

Như vậy ngoài việc tin vào hạnh nguyện của chư Phật chúng ta còn phải tin sâu lời Phật dạy. Tin vào luật nhân quả để đưa mình vào con đường đạo đức, tin rằng chư Phật và Bồ Tát là những người đã giác ngộ và thoát vòng sinh tử, nay đem những kinh nghiệm thực chứng ấy truyền dạy lại cho chúng ta, và tin rằng chúng ta cũng có khả năng giải thoát khỏi sự ràng buộc của vô minh và ái dục. Niềm tin này được đề cập trong “Luận Đại Thừa Khởi Tín” của bồ tát Mã Minh :

1. Tin căn bản, tức là tin rằng mình có khả năng thành Phật.

2. Tin Phật có vô lượng công đức: thường phải nghĩ tưởng, gần gũi, cung kính và cúng dường chư Phật, để phát khởi căn lành và nguyện cầu đặng “Nhứt thế trí”.

3. Tin Pháp của Phật có lợi ích lớn: phải thường nhớ tu hành các pháp Ba-la-mật.

4. Tin Tăng là người chơn chánh tu hành, tự lợi lợi tha: thường ưa thân cận các vị Bồ Tát để cầu học cái hạnh chơn thật.

Chúng sanh phần lớn tìm về với đạo thông qua việc khởi tín tâm từ những lợi ích và mầu nhiệm của lời Phật dạy, từ đó họ nuôi dưỡng và phát triển như một phương tiện để duy trì việc thực hành. Phật giáo không đề cao vai trò của đức tin nhưng nó lại là một nhân tố quan trọng để đưa người ta đến với lời Phật dạy. Trong cuộc sống chúng ta thường phải đối mặt với rất nhiều những khổ não nên con đường đến với tôn giáo của Phật tử tại gia căn bản là xây dựng dựa trên niềm tin. Và các Ngài cũng lấy niềm tin làm phương tiện để cứu độ phần lớn chúng sanh để họ gieo duyên với Phật pháp trước khi nhận ra cốt tủy của sự giải thoát.

Trích "Nắng muộn" - Thượng tọa Thích Chân Tính 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm