Làm thế nào để thực hiện Bồ Tát đạo?
Phải thực hiện Lục Ðộ và thập nguyện trong đời sống, sự nghiệp, đó tức là hành Bồ Tát đạo. Lục Ðộ tức là Bồ Tát đạo, thập nguyện tức là Phổ Hiền Bồ Tát đạo.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Bồ Tát
Việc hành Phổ Hiền hạnh nói trong Kinh Vô Lượng Thọ nghĩa là tu thập nguyện vương.
1. “Bố thí” nói theo ngôn ngữ hiện nay tức là “Hy sinh, cống hiến”. Tự mình chịu hy sinh, chịu cống hiến cho đại chúng, chịu cống hiến cho đoàn thể.
2. “Trì giới” tức là tuân giữ pháp luật, tuân giữ luật lệ, quy củ.
3. “Nhẫn nhục” tức là nhẫn nại. Phải biết nhẫn nại trong công việc, đặc biệt là những sự việc liên quan đến người khác; Chúng sanh có phiền não, ân oán, bất bình tích lũy từ vô lượng kiếp đến nay. Chúng ta bất kỳ lúc nào cũng có thể gặp được nên phải nhẫn nhịn; Đối với hoàn cảnh tự nhiên cũng phải biết nhẫn nhịn.
4. “Tinh tấn” tức là cầu tiến bộ. Không thể nào “Dậm chân tại chỗ” hoài, lưu lại trong một phạm vi, một giới hạn hoài. Có rất nhiều đại đức học Phật, tu trì tuy rất tốt, nhưng không thể hoằng pháp lợi sanh, nguyên nhân ở tại chỗ nào ?
Họ cứ “Dậm chân tại chỗ”, không chịu tinh tấn. Vì thời đại bất đồng cho nên ý thức, hình thái, phương thức sinh hoạt của chúng sanh cũng không giống nhau. Trong thời đại nào có phương pháp hoằng pháp của thời đại đó, cũng có phương pháp thực hiện Lục Ðộ, thập nguyện của thời đại đó, cứ giữ chặt phương pháp thời xưa là không được.
Sau khi Phật pháp từ Ấn Ðộ truyền sang Trung Quốc thì liền thay đổi rất nhiều; Cách sinh hoạt hằng ngày lúc trước ở Ấn Ðộ là đi trì bát (khất thực), ngủ dưới gốc cây, mỗi ngày ăn một bữa mà thôi. Sau khi truyền đến Trung Quốc thì tiếp nhận sự cúng dường của các vị đồng tu tại gia nên chẳng trì bát nữa, tất cả hoàn cảnh sinh hoạt đều thay đổi.
Thế nên phải thích ứng với những nguyên tắc “Hiện đại hoá, bổn thổ hóa, sanh hoạt hóa”. Ðây mới là ý nghĩa chân chánh của sự tinh tấn. Chúng ta phải suy nghĩ từ phương diện này trong sanh hoạt thường ngày làm thế nào để cầu Giác, cầu Huệ, tu Lục Ðộ, Thập nguyện. Khi chư vị xem kỹ năm mươi ba lần tham vấn thì sẽ hiểu rõ đạo lý này.
5. “Thiền định” tức là tự mình làm chủ được mình, có cách nhìn của mình, chẳng bị ngoại cảnh lay động, đó là thiền định.
6. “Bát nhã” tức là đối với hết thảy những điều thiệt - giả, tà - chánh, thị - phi, thiện - ác của người, sự, vật đều hiểu rõ ràng, minh bạch, chẳng mê hoặc, chẳng điên đảo. Như vậy chính là trí huệ Bát Nhã.
Thế nên nếu có thể thực hiện Lục Ðộ, Thập Nguyện trong đời sống của mình thì bạn sẽ vui vẻ. Bất luận làm công việc gì thì cũng là tu Bồ Tát hạnh, hành Bồ Tát đạo. Người hành Bồ Tát đạo này sẽ tràn đầy pháp hỷ, đây tức là chuyển phiền não thành Bồ Ðề, chuyển mê hoặc thành giác ngộ.
Phàm phu thế gian nếu cảm thấy bị áp lực trong công việc làm của mình thì sẽ khổ chẳng thể nói nổi, luôn luôn than phiền, có tâm trạng ấy thì nhất định phải luân hồi trong lục đạo.
>>Phật tử có thể tìm hiểu thêm về pháp môn niệm Phật tại đây.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo
Kiến thức 13:00 06/01/2025Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.
Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật
Kiến thức 12:05 06/01/2025Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.
Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh
Kiến thức 10:57 04/01/2025Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.
Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo
Kiến thức 08:20 04/01/2025Mười ngàn thế giới ngay sát-na ấy rung động dữ dội, quả đất dày bốn mươi do-tuần chao qua đảo lại như địa chấn. Giờ phút ấy đi vào vĩnh cửu. Chư thiên, phạm thiên hoan ca, vui mừng vì một đấng Toàn Giác đã xuất hiện trên thế gian.
Xem thêm