Vận dụng truyền thông số để hoằng pháp trong thời đại mới
Nhiệm vụ hoằng pháp và công tác truyền thông Phật giáo là không thể tách rời. Những nội dung hoằng pháp chính là phần nội dung của truyền thông.
Nhiệm vụ hoằng pháp cho thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đang có nhiều quan điểm khác nhau về sự ảnh hưởng của công nghệ đến với mọi mặt đời sống. Cũng có thể nhận thấy sự thay đổi rõ nét nhất của xã hội về ảnh hưởng của công nghệ, chính là ở khía cạnh truyền thông. Như vậy, rõ ràng công nghệ đang len lỏi vào mọi lĩnh vực, khía cạnh của đời sống xã hội. Vì sao ngày nay, chúng ta ngồi một chỗ có thể biết những chuyện chỉ vừa mới xảy ra cách chúng ta hàng ngàn kilomets? Đó chính là sức mạnh của truyền thông số.
Từ ngàn xưa, các Tổ đã dạy:
“Phật pháp xương minh, do tăng già hoằng hóa
Thiền môn hưng thịnh, bởi đàn việt phát tâm”
Thân là những người mang trên mình trọng trách hoằng dương chánh pháp, lấy trí tuệ làm sự nghiệp, lấy lợi lạc quần sinh làm sứ mệnh, chúng tôi hiểu rõ sức mạnh của truyền thông số trong thời đại thế giới phẳng hiện nay và càng hiểu rõ hơn hết công tác hoằng pháp của Phật giáo cũng cần phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với những điều kiện xã hội mới, từ đó phát huy tối đa hiệu quả của các chương trình hoằng pháp. Một trong những thay đổi đó là phải vận dụng tối đa và đúng đắn truyền thông số trong quá trình hoằng pháp.
Người trụ trì với công tác hoằng pháp
Hoằng pháp là gì?
Đức phật sau khi thành đạo, Ngài thành lập Tăng đoàn cũng không ngoài chủ đích là hoằng pháp. Trước khi chư Tăng lên đường hoằng pháp, Ngài nhắn nhủ: “Hãy ra đi, các Tỳ kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. Vì lòng từ bi hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và nhân loại. Mỗi người hãy đi một ngả. Này hỡi các Tỳ kheo, hãy hoằng dương giáo pháp, hoàn hảo ở đoạn đầu, hoàn hảo ở đoạn giữa, hoàn hảo ở đoạn cuối, hoàn hảo ở cả hai nghĩa lý và văn tự”.
Như vậy, chính xác hoằng pháp là gì? Ai là người hoằng pháp? Mục đích cuối cùng của công tác hoằng pháp là thế nào?
Hoằng pháp hay nói cụ thể hơn là hoằng truyền chánh pháp.
Người hoằng pháp là bất cứ người nào làm cho người khác hiểu đúng về Phật Pháp, không phân biệt xuất gia hay tại gia. Chính số đông người tại gia cùng góp tay làm công tác hoằng pháp sẽ khiến cho Phật Pháp đi vào đời sống hiệu quả hơn. Hoằng pháp là tính cách tiêu biểu của người đệ tử Phật, ai không có tinh thần hoằng pháp thì chưa phải là đệ tử Phật chân chính.
Mục đích chính của việc hoằng pháp từ thời Đức Phật còn tại thế là để đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh. Do đó, việc hoằng pháp được hiểu với ý nghĩa rộng và sâu sắc hơn, không chỉ mang tính chất giới hạn trong việc truyền đạo. Đức Thế Tôn giáo hóa chúng sinh không phải vì muốn thu phục nhiều tín đồ theo và tôn sùng Ngài, mà mục đích chính của Ngài là làm sao mọi người có thể hiểu và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống để giải thoát khổ đau, có được sự bình an và hạnh phúc.
Các phương thức hoằng pháp truyền thống: Ngày xưa, Đức Phật và các vị đệ tử của Ngài đi trì bình khất thực mỗi buổi sáng và đó cũng là một hình thức hoằng dương chánh pháp. Hình thức này rất hữu hiệu và thực tiễn vào thời ấy. Sau này, theo quá trình phát triển của xã hội, và nhu cầu phát triển của cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật ngày càng hiện đại, những phương tiện để phục vụ công tác hoằng pháp cũng theo đó được đa dạng hóa. Chúng ta có thể kể đến những phương thức hoằng pháp như: Tụng kinh, thuyết giảng và thực hiện các nghi lễ: Tụng kinh không ngoài mục đích để người Phật tử thấm nhuần chánh pháp; thuyết giảng là để giải bày ý nghĩa sâu xa của lời Phật dạy trong tam tạng kinh điển; những lễ nghi trong đời sống của người cư sĩ như đám tang, cưới hỏi, cúng giỗ cần nên có sự chứng minh của chư Tăng để tụng kinh và cầu nguyện thì cũng là một cách hoằng pháp hiệu quả; Giảng kinh; viết sách, ấn tống kinh điển, phát hành băng đĩa giảng; Việc tổ chức các khóa tu tại các bổn tự, hướng dẫn Phật tử tu tập…
Phật dạy ba phương diện hoằng pháp
Truyền thông số là gì?
Để hiểu truyền thông số là gì, trước hết cần làm rõ khái niệm truyền thông. Truyền thông là quá trình chia sẻ, truyền dẫn thông tin, là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai đối tượng tương tác lẫn nhau, là chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung.
Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức và mục tiêu. Nội dung là bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh hoặc câu hỏi; hình thức là các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết hay bản tin truyền hình; mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người tổ chức gửi đi thông tin.
Như vậy có thể hiểu, truyền thông số là “truyền thông” trong môi trường “kỹ thuật số”. Truyền thông là nói ngắn gọn của dẫn truyền thông tin. Kỹ thuật số là các thiết bị, phương tiện công nghệ điện tử. Truyền thông kỹ thuật số là việc truyền dẫn thông tin qua các phương tiện công nghệ điện tử như mạng xã hội, diễn đàn cũng như những trang web hay các phương tiện có tính chất kết nối trên internet.
Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta có cả truyền thông truyền thống (các hình thức như báo giấy, truyền thanh, truyền hình…) và truyền thông số.
Vận dụng truyền thông số để hoằng pháp một cách hiệu quả trong thời đại mới
Một trong những ưu điểm lớn nhất của truyền thông số chính là tính nhanh chóng và chính xác. Một buổi thuyết giảng có thể được chia sẻ rộng rãi và lan truyền trực tiếp một cách nhanh chóng trên mạng xã hội chỉ bằng vài cái click chuột. Nếu trước kia một bài báo chỉ được in trên giấy, thì ngày nay, sau một vài phút đồng hồ, tin tức và hình ảnh của một khóa tu đã tràn ngập trên những trang báo mạng. Cùng một bản tin có thể được kết nối, chia sẻ giữa các trang báo, mang tính phổ biến và tiếp cận một cách chính xác nhanh chóng.
Hoằng pháp trong Phật giáo từ xưa tới nay
Nếu các phương tiện hoằng pháp truyền thống chỉ có thể giới hạn trong phạm vi người Phật tử, rất ít người không tôn giáo hay tôn giáo bạn có thể tiếp cận, thì truyền thông số với tính chất đại chúng sẽ có thể dễ dàng tiếp cận những đối tượng này. Đây cũng là một sự trợ lực đáng kể cho công tác hoằng pháp của Phật giáo. Bởi lẽ, giáo lý Phật giáo từ rất lâu đã khẳng định được tính chân lý và khoa học đối với toàn nhân loại.
Truyền thông số được tạo dựng trên nền tảng kết nối internet. Ở đâu có đường truyền internet, ở đó có sự hiện diện của truyền thông số. Vì thế, truyền thông số không bị chi phối bởi các vấn đề về khoảng cách địa lý hay địa hình. Nhờ truyền thông số làm cầu nối, chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách từ các trung tâm hoằng pháp đến với những vùng sâu, vùng xa, biên giới hay hải đảo..v.v. Công cuộc đưa Phật giáo đến khắp mọi miền đất nước nhờ nền tảng “thế giới phẳng” của internet mà trở nên đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, truyền thông số còn khắc phục được nhược điểm của các hình thức hoằng pháp truyền thống là chỉ truyền đi thông điệp một chiều, truyền thông số giúp người hoằng pháp tương tác chặt chẽ, nhanh chóng với đối tượng hoằng pháp nhờ vào khả năng phản hồi, tương tác của các mạng xã hội. Nhờ ưu thế này, người hoằng pháp có thể dễ dàng tiếp cận những nhu cầu, mong muốn, thắc mắc cũng như những ý kiến đóng góp, phản hồi của mọi người từ đó có những phương hướng thích hợp để hoằng pháp trong thời gian tiếp theo.
Với lợi thế người trẻ sử dụng internet nhiều bằng những phương tiện khác nhau như máy tính, Ipad, điện thoại thông minh,… nên khoảng cách giữa đời sống thật và ảo tại Việt Nam là cực nhỏ. Đây là môi trường vô cùng thuận lợi cho truyền thông kỹ thuật số. Phật giáo chúng ta cũng nên nương đó mà đưa giáo lý Phật đà tiếp cận một cách nhẹ nhàng và gần gũi hơn với các tầng lớp Thanh thiếu niên Phật tử. Đây là lứa tuổi cần đặc biệt quan tâm và chú trọng trong công tác hoằng pháp thời kỳ hiện đại. Tuy nhiên, đối với thanh thiếu nhi Phật tử, người làm hoằng pháp cũng cần chú trọng chất lượng nội dung truyền thông. Những nội dung hoằng pháp cho lứa tuổi này cần mang tính đặc thù, có tính định hướng và chính xác cao. Bởi đây là lứa tuổi chưa có được niềm tin vững chắc, chưa có đủ hiểu biết để tự nhận diện được sự đúng sai của các nội dung truyền thông.
Để truyền thông số mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác hoằng pháp, chúng ta cần nhớ rõ mặt trái của nó. Truyền thông số có nhiều nguồn, đa dạng, đa chiều cùng một nội dung. Người làm hoằng pháp cần có những hành động mang tính định hướng cho cộng đồng. Ngoài ra, tính lan truyền mạnh mẽ của nó, buộc người làm hoằng pháp phải cân nhắc những thông tin, hình ảnh, nội dung chia sẻ sao cho phù hợp. Bởi lẽ, chỉ cần một thông tin hay hình ảnh sai lệch sẽ rất khó để thu hồi.
Làm gì để hoằng pháp đi vào cuộc sống?
Có thể khẳng định, nhiệm vụ hoằng pháp và công tác truyền thông Phật giáo là không thể tách rời. Những nội dung hoằng pháp chính là phần nội dung của truyền thông. Và truyền thông vận dụng những hình thức, phương tiện của mình để đem những thông tin hoằng pháp truyền dẫn sâu, rộng đến với mục đích chính là những người Phật tử hay rộng hơn là toàn xã hội. Đồng nghĩa rằng truyền thông là phương tiện để hoằng pháp được dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả; ngược lại, hoằng pháp cung cấp những nội dung chất lượng, chính xác và đa dạng cho truyền thông. Đây là mối quan hệ cộng sinh. Làm tốt việc này là hỗ trợ cho việc kia. Việc này không được thực hiện hiệu quả cũng sẽ làm việc kia bị đình trệ. Vì thế, để hoằng pháp một cách hữu hiệu, chúng ta phải biết vận dụng truyền thông, nhất là truyền thông số một cách đúng đắn và chính xác.
“Chúng sinh cần, dẫu gian lao nơi nào ta cũng tới
Đạo pháp cần, cách trở mấy cũng chẳng từ nan”
Đây chính là tinh thần của những người mang trên mình sứ mệnh hoằng dương chánh pháp. Dù gian lao, cách trở hay gian khổ bao nhiêu, chỉ cần lợi lạc nhân sinh, chỉ cần chánh pháp mãi lưu truyền thì những người đệ tử Phật luôn sẵn sàng tiến bước.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm