Chủ nhật, 03/05/2020, 13:00 PM

Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới

Dù được sự hỗ trợ của thời đại công nghệ 4.0 công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất, đưa bài giảng, lời dạy của Phật đến nhiều người nghe nhất như hiện nay cũng phải chú ý đến chất lượng Logic học Phật giáo của người nói hay là người hoằng pháp.

> Ngôn ngữ trong hoằng pháp

Hoằng pháp là một mũi nhọn then chốt trong hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như là nhiệm vụ của hàng Tăng Ni Phật giáo. Vấn đề hoằng pháp trong thời đại mới luôn là mối quan tâm hàng đầu, làm thế nào đem lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là trong bối cảnh được sự hỗ trợ của thời đại công nghệ 4.0. Nhưng một điều chúng ta cần lưu ý rằng, dù được sự hỗ trợ của thời đại công nghệ 4.0 công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất, đưa bài giảng, lời dạy của Phật đến nhiều người nghe nhất như hiện nay cũng phải chú ý đến chất lượng Logic học Phật giáo của người nói hay là người hoằng pháp.

Hoằng pháp là một mũi nhọn then chốt trong hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như là nhiệm vụ của hàng Tăng Ni Phật giáo.

Hoằng pháp là một mũi nhọn then chốt trong hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như là nhiệm vụ của hàng Tăng Ni Phật giáo.

Logic học Phật giáo là gì khiến người hoằng pháp lưu tâm?

Logic học hay luận lý học phương Đông cũng gọi là Nhân minh học. Nhân minh học vốn gốc từ Ấn Độ, và là một trong năm môn học, gọi là Ngũ minh, tại các trường Đại học Phật giáo thời Trung cổ như Nalanda. Từ minh nghĩa là nghiên cứu hay làm rõ. Năm minh đó là:

1. Nội minh: nghiên cứu giáo lý đạo Phật.

2. Y phương minh: nghiên cứu việc trị bịnh, cho thuốc.

3. Công xảo minh: nghiên cứu công kỹ nghệ.

4. Thanh minh: nghiên cứu các ngôn ngữ, văn phạm, tu từ học.

5. Nhân minh: nghiên cứu luận lý học.

Logic học là môn khoa học nghiên cứu về các quy luật và hình thức của tư duy hướng về việc nhận thức đúng đắn hiện thực. Môn Logic học dạy chúng ta tư duy đúng đắn, nhận thức đúng đắn, đồng thời cũng dạy chúng ta diễn đạt tư duy và nhận thức đó một cách có sức thuyết phục, có lý, có lẽ.

Người trụ trì với công tác hoằng pháp

Trong quá trình diễn giảng thiếp lập tư duy Chơn năng lập và Chơn năng phá sẽ đúng đắn, không còn rơi vào sai lầm của Tợ năng lập và Tợ năng phá. Điều đó, khiến các nhà hoằng pháp có đầy đủ tư duy biện luận, có trình độ hiểu đúng và chuyển tải giúp người nghe hiểu đúng lời Phật dạy.

Trong quá trình diễn giảng thiếp lập tư duy Chơn năng lập và Chơn năng phá sẽ đúng đắn, không còn rơi vào sai lầm của Tợ năng lập và Tợ năng phá. Điều đó, khiến các nhà hoằng pháp có đầy đủ tư duy biện luận, có trình độ hiểu đúng và chuyển tải giúp người nghe hiểu đúng lời Phật dạy.

Nhiệm vụ hoằng pháp cho thanh thiếu niên hiện nay

Những lợi ích thiết thực

Tự mình tư duy và nhận thức đúng đắn là điều mà Phật giáo gọi là Tự ngộ. Còn diễn đạt và nhận thức đúng đắn đó cho người khác nghe, đọc để thuyết phục họ, thì Phật giáo gọi là Ngộ tha, tức là giác ngộ cho người khác. Như chúng ta đều biết, hai sự nghiệp tự ngộ và ngộ tha mà làm được đến nơi đến chốn, làm đến chỗ viên mãn, thì chúng ta sẽ thành Phật và mới có khả năng hoàn thiện hoằng pháp.

Để chứng minh cho định nghĩa trên, câu mở đầu cuốn “Nhân minh nhập Chánh lý luận” của Ngài Thương Yết La Chủ  - Sankarasvamin, là học trò của Luận sư Dignãga (Trần Na), vị Luận sư đã lập ra môn Logic học Phật giáo dẫn chứng (Bản dịch hán văn của bộ luận này là do Ngài Huyền Trang dịch như sau): “Năng lập dự năng phá cập tợ, duy ngộ tha. Hiện lượng dự tỷ lượng cập tợ, duy tự ngộ. Như thị, tổng nhiếp chư luận yếu nghĩa”. Năng lập là lập thuyết của mình. Năng phá là bác bỏ thuyết của người khác, của đối phương. Hai từ cập tợ, có nghĩa là năng lập mà sai gọi là tợ năng lập, năng phá mà sai thì gọi là tợ năng phá. Duy ngộ tha, có nghĩa hai hoạt động năng lập thuyết này là phản bác thuyết của người khác, chỉ ra những sai lầm trong tư duy và quan điểm, cũng đều chỉ nhằm mỗi mục đích là giác ngộ cho người khác.

Hiện lượng là nhận thức trực tiếp chủ yếu bằng cảm quan, như mắt, tai, mũi, lưỡi v.v … Tỷ lượng là suy diễn mà biết, là cái biết gián tiếp. Hiện lượng và tỷ lượng đều có đúng có sai, cho nên mới có các từ cập tợ. Cập tợ là Tợ hiện lượng và Tợ tỷ lượng chứ không phải là hiện lượng và tỷ lượng đích thực, đúng đắn. Nhưng dù sai hay đúng thì mục đích của các hoạt động hiện và tỷ lượng đều là tự ngộ, giác ngộ cho mình. Các ví dụ về hiện lượng sai và tỷ lượng sai rất nhiều, như ngồi trên xe hỏa khi tàu bắt đầu chạy, chúng ta thấy cây, nhà cửa như là chạy vậy. Hay là mắt chúng ta thấy mặt trời mọc, mặt trời lặn, còn trái đất chúng ta đứng yên, nhưng tình hình thực tế thì không như vậy. Trong sách Phật giáo, có ví dụ quen thuộc, nhìn cái dây thừng lại cho là con rắn. Còn ví dụ về Tỷ lượng sai thì rất nhiều, quá nhiều. Nhìn xa, trên núi có sương mù, cho là khói, và suy luận là có lửa. Thấy trời râm, mây kéo che phủ, suy luận là nhất định phải có mưa, nhưng trời vẫn không mưa, do có một đợt gió làm tan mây v.v…

Ngôn ngữ trong hoằng pháp

Chỉ trong thời gian ngắn, đức Phật lại có 1.250 tỳ kheo khác chứng quả A La Hán. Từ đó mới thấy sự thành công của đức Phật nói theo bộ luận nổi tiếng của Ngài Thương Yết La Chủ (Sankarasvamin): “Tất cả mọi hành động thành công của con người đều bắt đầu bằng nhận thức đúng đắn”

Chỉ trong thời gian ngắn, đức Phật lại có 1.250 tỳ kheo khác chứng quả A La Hán. Từ đó mới thấy sự thành công của đức Phật nói theo bộ luận nổi tiếng của Ngài Thương Yết La Chủ (Sankarasvamin): “Tất cả mọi hành động thành công của con người đều bắt đầu bằng nhận thức đúng đắn”

Các hoạt động Chơn năng lập, Tợ năng lập, Chơn năng phá, Tợ năng phá, Chơn hiện lượng, Tợ hiện lượng, Chơn tỷ lượng, Tợ tỷ lượng …. tám nội dung hoạt động này, thâu tóm ý nghĩa của các bộ luận (chứ không riêng bộ luận về Nhân minh).

Dẫn chứng đoạn văn trên không những để giải thích thế nào là Logic học Phật giáo, mà gián tiếp còn chỉ ra rằng, lợi ích cuối cùng của Logic học là tự giác và giác tha, chính là lợi ích cao nhất của hàng Bồ tát. Và lợi ích này, nếu thành tựu viên mãn, thì nhà Logic học sẽ thành Phật.

Nói theo góc độ khác, các nhà hoằng pháp sẽ có chuỗi nhận thức đúng đắn từ hiện lượng và tỳ lượng (Chơn hiện lượng và Chơn tỷ lượng); cũng như nhận thức rõ sự sai lầm từ hiện lượng và tỷ lượng (Tợ hiện lượng và Tợ tỷ lượng). Từ đó, trong quá trình diễn giảng thiếp lập tư duy Chơn năng lập và Chơn năng phá sẽ đúng đắn, không còn rơi vào sai lầm của Tợ năng lập và Tợ năng phá. Điều đó, khiến các nhà hoằng pháp có đầy đủ tư duy biện luận, có trình độ hiểu đúng và chuyển tải giúp người nghe hiểu đúng lời Phật dạy.

Nói như vậy, người hoằng pháp cần phải có điều kiện cần và đủ “tự giác và giác tha” hay “tự ngộ và ngộ tha”. Chính đức Bổn sư sau khi thành tựu đạo quả dưới cội Bồ Đề hiểu được người làm nhà: "Ôi! Người làm nhà kia, nay ta đã thấy ngươi! Ngươi không làm nhà nữa. Ðòn tay ngươi bị gẫy, kèo cột ngươi bị tan, tâm ta đạt tịch diệt, tham ái thảy tiêu vong." (Pháp Cú 154). Sau đó, Ngài bắt đầu dấn thân chuyển bánh xe pháp độ 5 anh em Kiều Trần Như, 55 anh em Yasa (Da Xá). Thế là đức Phật lập đoàn hoằng pháp đầu tiên gồm 60 vị A La Hán với câu nói: "Hỡi các Tỳ kheo! Như Lai đã được giải thoát khỏi mọi ràng buộc thế gian và xuất thế gian, các ông cũng vậy... Này các Tỳ kheo, hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngã, hãy truyền bá chánh pháp. Này các Tỳ kheo, chánh pháp toàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh... Chính Như Lai cũng đi, Như Lai sẽ đi về hướng Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa) ở Sanànigàma để hoằng dương giáo pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ" (Mahavagga - Ðại Phẩm 19, 20).

Hoằng pháp trong Phật giáo từ xưa tới nay

Phật giáo phục vụ như liều thuốc tẩy, quét sạch tâm thức khỏi những hậu quả xơ cứng của những trở ngại cổ xưa…

Phật giáo phục vụ như liều thuốc tẩy, quét sạch tâm thức khỏi những hậu quả xơ cứng của những trở ngại cổ xưa…

Chỉ trong thời gian ngắn, đức Phật lại có 1.250 tỳ kheo khác chứng quả A La Hán. Từ đó mới thấy sự thành công của đức Phật nói theo bộ luận nổi tiếng của Ngài Thương Yết La Chủ  (Sankarasvamin): “Tất cả mọi hành động thành công của con người đều bắt đầu bằng nhận thức đúng đắn” (All successful human action is preceded by right knowledge). Như câu mở đầu bộ luận “Nyãya bindu”. (Một giọt logic) của Luận sư Dhramakĩrti (Pháp xứng) nói tới “mọi hành động cụ thể của con người” cũng đều cần có nhận thức đúng đắn mở đầu.

Đối với ngoại ngữ, cần có nhận thức về mục đích và phương pháp học ngoại ngữ thì học ngoại ngữ mới thành công tốt đẹp. Cần phải nhớ tốt, mà muốn nhớ tốt phải biến học thành niềm vui. Học mà lo sợ, sợ thầy, sợ cô, sợ khi đi thi thì làm sao mà nhớ tốt được. Nhà văn hào Nga Dostoviesky nói ông chỉ nhớ rõ những quãng đời vui và hạnh phúc của đời ông mà thôi…. Một Phật tử, khi hành thiền niệm hơi thở ra vào, cũng niệm những câu: “Với tâm hân hoan tôi thở vô, với tâm hân hoan tôi thở ra, với tâm định tĩnh tôi thở vô, với tâm định tĩnh tôi thở ra” và cuối cùng “Với tâm giải thoát, tôi thở vô, với tâm giải thoát, tôi thở ra…”

Nói chung lại một câu, làm bất cứ công việc gì, chúng ta phải biết tìm niềm vui ở đó, thì làm công việc đó mới thành công mỹ mãn.

Nói cách khác, nhận thức đúng đắn sẽ giúp chúng ta thành công và vượt qua khó khăn. Trong sách Phật giáo Thiền Tây Tạng bằng Anh ngữ, thường hay dùng từ effortlessly, nghĩa là không phí sức, không có khẩn trương cố gắng, không bị ức chế vì cố gắng. Như vua Trần Nhân Tông, nói chuyện tu hành, mà lại viết: Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên. (Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền).

Hoằng pháp là khai thông bế tắc cho mọi người

Các trường phái bảo thủ bắt buộc phải hệ thống hóa quan điểm của họ và bào vệ chúng một cách logic. Mặt phê phán của triết học cũng trở thành quan trọng như mặt tư biện….”

Các trường phái bảo thủ bắt buộc phải hệ thống hóa quan điểm của họ và bào vệ chúng một cách logic. Mặt phê phán của triết học cũng trở thành quan trọng như mặt tư biện….”

Một câu hỏi: Vì sao Dharmakĩrti bắt đầu bộ luận “Nyãya bindu” bằng nghiên cứu nhận thức luận còn ngài Thương Yết La Chủ thì bắt đầu bộ luận của mình bằng Năng lập, Năng phá, nhằm mục đích ngộ tha? Rõ ràng, trình tự viết hai bộ luận có khác nhau. Tuy nhiên, nếu đọc cả hai bộ luận, chúng ta sẽ thấy ngài Thương Yết La Chủ, tuy bắt đầu bằng Năng lập, Năng phá với mục đích ngộ tha, rồi tiếp sau là hiện lượng, tỷ lượng với mục đích tự ngộ. Nghĩa là cả hai mục đích tự ngộ và ngộ tha đều thành tựu, nhưng mục đích ngộ tha đặt ra trước.

Chúng ta biết đạo Phật xuất hiện không phải trong khoảng không của sa mạc, mà là trong một bối cảnh lịch sử - xã hội với Bà la môn giáo ngự trị trong lĩnh vực tư tưởng và tín ngưỡng. Với sự xuất hiện của Phật giáo, toàn bộ các cơ sở lý thuyết và tín ngưỡng của Bà la môn giáo với những triết phái đi kèm (6 darsanas – tức sáu học thuyết chính thống tán thành quyền uy của sách Thánh Veda) bị một chấn động lớn, và buộc phải xét lại, cải tiến cơ sở lý thuyết và tín ngưỡng của mình.

Trong cuốn “Triết học Ấn Độ” tập 2, Tiến sĩ Radhakrishnan viết: “Kỷ nguyên Đức Phật là suối nguồn vĩ đại của tinh thần triết học Ấn Độ…. Sự chống đối của đạo Phật và đạo Jain … tạo ra một kỷ nguyên trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ, vì cuối cùng nó làm giải thể, tan vỡ phương pháp chủ nghĩa giáo điều, và giúp đề xuất một quan điểm phê phán. Đối với các tư tưởng gia Phật giáo lớn, Logic học là kho vũ khí chủ yếu, tạo ra những vũ khí phê phán hủy diệt phổ biến….

Phật dạy ba phương diện hoằng pháp

Mục tiêu của Luận sư Dignãga khi sáng lập môn Logic học Phật giáo không chỉ nhằm phục vụ cho cuộc tranh luận kéo dài giữa đạo Phật và các triết phái chính thống của Bà la môn giáo, mà yêu cầu ngộ tha, giác ngộ cho người khác chiếm vị trí ưu tiên.

Mục tiêu của Luận sư Dignãga khi sáng lập môn Logic học Phật giáo không chỉ nhằm phục vụ cho cuộc tranh luận kéo dài giữa đạo Phật và các triết phái chính thống của Bà la môn giáo, mà yêu cầu ngộ tha, giác ngộ cho người khác chiếm vị trí ưu tiên.

Phật giáo phục vụ như liều thuốc tẩy, quét sạch tâm thức khỏi những hậu quả xơ cứng của những trở ngại cổ xưa… Các trường phái bảo thủ bắt buộc phải hệ thống hóa quan điểm của họ và bào vệ chúng một cách logic. Mặt phê phán của triết học cũng trở thành quan trọng như mặt tư biện….”

Mục tiêu của Luận sư Dignãga khi sáng lập môn Logic học Phật giáo không chỉ nhằm phục vụ cho cuộc tranh luận kéo dài giữa đạo Phật và các triết phái chính thống của Bà la môn giáo, mà yêu cầu ngộ tha, giác ngộ cho người khác chiếm vị trí ưu tiên. Vì vậy, ứng dụng quá trình hoằng pháp trong thời đại mới là điều quan trọng, nhưng bên cạnh đó rất cần sự hỗ tương rất lớn của Logic học Phật giáo, lấy mục tiêu ngộ tha làm chính, vẫn không quên tầm quan trọng của nhận thức luận, mà hai công cụ chính là hiện lượng và tỷ lượng. Nghĩa rằng cần trang bị thêm cho mỗi nhà hoằng pháp về Logic học Phật giáo sẽ là sự hoàn thiện rất lớn giúp cho công cuộc hoằng pháp của Giáo hội càng thêm bền vững.

 TS. Thích Đức Trường

Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN

Phó thư ký kiêm Chánh văn phòng Viện Nghiên Cứu Phật học VN

Ủy viên thường trực Ban Hoằng Pháp GHPGVN

> Xem thêm video: Chùa Bái Đính - Ngôi chùa kỳ vĩ nhất Đông Nam Á:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm