Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 02/08/2024, 07:38 AM

Văn khấn cúng chúng sinh tháng 7 đầy đủ nhất 

Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, ngoài việc cúng thần linh cầu siêu cho gia tiên thì người Việt còn có lễ cúng chúng sinh, bố thí cho các vong hồn không nơi nương tựa. Dưới đây là bài văn khấn cúng chúng sinh tháng 7, quý vị có thể tham khảo.

Ý nghĩa của tục cúng chúng sinh

Mâm lễ cúng chúng sinh tháng 7. Ảnh: Chùa Ba Vàng.

Mâm lễ cúng chúng sinh tháng 7. Ảnh: Chùa Ba Vàng.

Trong việc cúng rằm tháng 7, thông thường thì có thêm nghi thức "Cúng chúng sinh", diễn ra sau 12 giờ trưa.

Ý nghĩa là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa, không người cúng quảy (ví dụ như những người chết mất xác ở bụi bờ sông biển,... mà gia đình không hay biết để thờ cúng).

Theo kinh Tăng Chi, thì chỉ có chúng sanh đọa vào loài ngạ quỷ mới có thể thọ dụng (“hưởng được”) những phẩm vật (thức ăn) do người thân tế tự (cúng). Còn lại các cõi khác như cõi trời, nếu ai được thác sinh lên đây thì họ "không thèm dùng" thức ăn chúng ta cúng đâu. Vì cõi trời có rất nhiều phước báu, họ sống thanh cao sạch đẹp hơn cõi người nhiều. Còn cõi súc sinh (bàng sinh) như trâu heo gà chó cá rùa sâu kiến giun dế... thì chúng... tự kiếm ăn. Còn cõi địa ngục thì họ (vong linh) luôn bị "tra tấn", canh giữ nghiêm ngặt nên cũng không thể thọ dụng đồ cúng.

Bài văn khấn cúng chúng sinh tháng 7 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Những lễ vật để cúng chúng sinh

Ngoài chuẩn bị bài cúng chúng sinh, việc chuẩn bị lễ vật cúng chúng sinh cũng cần được coi trọng. Một mâm lễ vật đầy đủ và đúng phong tục sẽ giúp thu về may mắn.” Những vật cúng cần chuẩn bị trước khi đọc bài cúng chúng sinh sẽ gồm những thứ sau:

  • Nước: 3 ly nhỏ
  • 3 cây nhang, 2 cây nến
  • Muối hột, gạo
  • Cháo trắng được nấu lỏng: 12 chén hoặc là 1 tô lớn
  • 12 cục đường thẻ
  • Mía: có thể để nguyên vỏ hoặc chặt từng đoạn nhỏ tầm 15cm
  • Bánh, kẹo, bắp rang.
  • Tất cả những thứ trên nên được đặt gọn vào một chiếc hoặc xếp ngay ngắn trên bàn trước khi làm lễ cúng bái.

Văn khấn cúng chúng sinh theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin)

*Lưu ý: Khấn ngoài trời

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần Quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng - che làn heo may

Cô hồn nam, bắc, đông, tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Rằm tháng 7 cúng gì cho đúng pháp và có phúc báu?

Tâm linh Việt 08:13 16/08/2024

Rằm tháng 7 cúng gì cho đầy đủ và đúng pháp chắc hẳn đang là câu hỏi khiến nhiều Phật tử băn khoăn. Vậy mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị những gì để được nhiều lợi ích và phúc báu?

Xem thêm