Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Văn khấn cúng giao thừa theo tập tục dân gian

Lễ cúng giao thừa là thời khắc mà Trời Ðất giao hòa, Âm Dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đối với người Việt Nam, lễ cúng được cử hành đúng vào lúc giao thừa còn được gọi là lễ Trừ Tịch rất thiêng liêng. Cùng tìm hiểu cách dùng văn khấn cúng giao thừa theo tập tục dân gian.

Bài liên quan

Văn khấn cúng giao thừa ngày 30 Tết

Đối với người Việt Nam, chiều 30 Tết còn gọi là ngày trừ tịch. Lễ Trừ Tịch hàng năm được cử hành đúng vào lúc giao thừa và phút giao thừa thật thiêng liêng, trang trọng. Ý nghĩa của lễ Trừ Tịch, lễ cúng giao thừa là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới, tốt đẹp của năm mới.

Cúng giao thừa là lễ quan trọng nhất trong Tết Nguyên đán của người Việt.

Cúng giao thừa là lễ quan trọng nhất trong Tết Nguyên đán của người Việt.

Bài liên quan

Thông thường, các gia đình thường cúng giao thừa cả ở ngoài trời và trong nhà. Việc cúng này cũng có nơi cử hành ở đình, miếu.

Sau khi quét dọn nhà cửa cổng ngõ, sửa sang bàn thờ, bỏ hết chân nhang cũ, thay cát mới vào lư hương, chỉ còn lại 1 hoặc 3 chân nhang cũ đẹp nhất, đốt thêm, cắm chân nhang đứng thẳng rồi đặt lên bàn thờ.

Sau đó, đại điện trong nhà có người ra nghĩa địa thắp hương tổ tiên và họ hàng thân thích, thỉnh mời tổ tiên về chứng giám ngày Tết của con cháu và không thắp hương mã mới. Gia đình cùng thiết trí nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp… sau đó làm mâm cỗ cúng Phật, Gia tiên.

Đối với lễ cúng giao thừa trong nhà

Sắm lễ vật trong lễ cúng giao thừa.

Sắm lễ vật trong lễ cúng giao thừa.

Bàn thờ Phật gồm: hương hoa, trái cây, đèn nến, trầm hương (nếu có), thức ăn chay thanh khiết (cơm, xôi, chè, bánh kẹo… tuỳ theo sự chuẩn bị của mỗi gia chủ)

Bàn thờ Gia tiên (thờ tổ tiên, ông bà) chầu hướng về bàn Phật bày các lễ vật:

+ Hương hoa, đèn nến.

+ Trầu cau, trà, nước uống, bánh kẹo, trái cây.

+ Mâm cỗ ngày Tết: nên cúng thức ăn chay (Tuỳ theo sự chuẩn bị của mỗi gia chủ).

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà

Cúng giao thừa trong nhà.

Cúng giao thừa trong nhà.

(Sau khi bày lễ thì đốt nến/đèn, thắp nén hương thơm lên bàn thờ Phật, bàn thờ Gia tiên thành kính chắp tay khấn nguyện)

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát

Con kính lạy Mười Phương Phật, Mười Phương Pháp, Mười Phương Tăng.

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm……………

Gia đình chúng con là……………

Ngụ tại………………………………………………

Trước án kính cẩn thưa trình:

Năm cũ qua đi bước sang năm mới 

Mong cuộc đời đến với an vui

Hành tinh rộn rã tiếng cười

Hoà bình hạnh phúc mọi người thương nhau.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến thành tâm sắm sửa phẩm vật hương hoa, cơm canh thanh đạm, chi nghi phẩm vật thanh khiết trên hết dâng cúng Mười Phương Tam Bảo, đến chư vị Thiên địa Tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Tiên linh nội ngoại cùng cửu huyền thất tổ, lục thân quyến thuộc. Kính thỉnh mời chư vị lai lâm chứng giám, thụ hưởng lễ vật.

Ngưỡng nguyện Mười Phương Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng cùng chư vị thiện thần từ bi gia hộ cho gia đình thân quyến Nội Ngoại an khang thịnh vượng, gia đình êm ấm thuận hòa, tử tôn hiếu thuận, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, tội diệt phước sanh, thiện căn tăng trưởng, đạo tâm kiên cố. Đời đời kiếp kiếp nương bóng từ bi tu theo Phật đà, thoát khỏi đường mê, quay về bờ giác, muôn việc hanh thông, trên dưới một lòng, thực hành Chánh pháp, bốn ân nguyện đáp, ba cõi đều nhờ, tất cả sang bờ an vui giải thoát, giới hương thơm ngát lan tỏa mười phương, hai cảnh âm dương đồng nương lợi lạc.

Phổ nguyện gia môn hưng thịnh, quyến thuộc bình an, nội ngoại tiên linh cùng cửu huyền thất tổ nhiều đời xả bỏ ưu phiền, nhất tâm hướng thiện, quy y Tam Bảo, thoát khỏi mê đồ, tin sâu Nhân quả, tránh xa điều ác làm các việc lành, tinh tấn tu hành, gây tạo vô lượng công đức lành rồi nương nhờ Phật lực sớm vãng sanh về cõi giới an lạc, đời đời không còn thối chuyển với Chánh pháp.

Nguyện cho tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo, chứng thành đạo quả.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đối với lễ cúng giao thừa ngoài trời

Việc cúng giao thừa ngoài trời có ý nghĩa sâu sắc, bởi người xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm thì vị thần năm cũ bàn giao công việc cho vị thần năm mới. Cho nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới.

Có 12 vị Hành khiển và 12 vị Phán quan. Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành khiển. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

1. Năm Tý: Chu vương Hành khiển, Thiên ôn hành binh chi thần, Lý tào phán quan.

2. Năm Sửu: Triệu vương Hành khiển, Tam thập lục thương hành binh chi thần, Khúc tào phán quan.

3. Năm Dần: Ngụy vương Hành khiển, Mộc tinh hành binh chi thần, Tiêu tào phán quan.

4. Năm Mão: Trịnh vương Hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan.

5. Năm Thìn: Sở vương Hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan.

6. Năm Tỵ: Ngô vương Hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Hứa tào phán quan.

7. Năm Ngọ: Tần vương Hành khiển, Thiên mao hành binh chi thần, Ngọc tào phán quan.

8. Năm Mùi: Tống vương Hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm tào phán quan.

9. Năm Thân: Tề vương Hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống tào phán quan.

10. Năm Dậu: Lỗ vương Hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự tào phán quan.

11. Năm Tuất: Việt vương Hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành tào phán quan.

12. Năm Hợi: Lưu vương Hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần, Nguyễn tào phán quan.

Sắm lễ: Lễ vật trong lễ cúng giao thừa gồm hương, hoa, đèn nến, mâm cơm chay, ấm trà, bánh… Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.

Mâm lễ cũng giao thừa phải được chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính.Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rồi khấn trước án bát hương.

Cúng giao thừa ngoài trời để mang lại may mắn cho năm mới.

Cúng giao thừa ngoài trời để mang lại may mắn cho năm mới.

Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời:

Nay là phút giao thừa năm………

Gia đình chúng con là…………… 

Ngụ tại……………………………………………………………….

Giao thừa chuyển năm

Năm cũ qua đi

Năm mới đã đến

Tam dương khai thái

Vạn tượng canh tân.

Tín chủ thành tâm tụng:

Chúng con kính lạy cha lành

Cho con được thấy màu xanh hòa bình

Thế gian khỏi cảnh đao binh

Hận thù xóa sạch đón bình minh sang.

Chúng con lạy ánh từ quang

Chiếu soi đất nước ngày càng thăng hoa.

Ai ai cũng sống hiền hòa

Hiểu sâu nhân quả như là thánh nhân.

Cho con lạy cả nghìn lần 

Cầu cho Phật pháp muôn phần hưng long.

Tu hành giải thoát hằng mong

Chứng thành Phật quả trọn lòng độ sinh.

Chúng con lạy ánh bình minh

Cho con được thấy bóng hình tổ tiên.

Ông bà nơi cõi linh thiêng

Nay nương Phật lực về miền an vui.

Chúng con kính lạy đạo mầu

Cầu cho bè bạn tin sâu đạo huyền.

Cuộc đời vốn tựa con thuyền

Lênh đênh sóng nước đẩy thuyền trôi xa.

Tội gây nhân quả chẳng tha

Biết tin luật ấy thật là phúc thay.

Đầu xuân đoàn tụ sum vầy

Cầu cho tất cả đoạn lần ngã kia

Cái tôi quyết chí xa lìa

Chuyên tâm phụng sự sẻ chia mọi điều.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Tin tức 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Tin tức 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội

Tin tức 13:31 21/11/2024

Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Xem thêm