Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 23/12/2019, 14:16 PM

Văn khấn lễ bao sái, xin tỉa chân hương trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

Dịp cuối năm, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng đó là lễ sửa bát hương (theo Phật giáo gọi là lễ bao sái). Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang để chuẩn bị đón năm mới.

 >>Kiến thức

Bài liên quan

Dịp cuối năm là lúc con cháu hướng về tổ tiên, cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Việc bao sái bàn thờ, xin tỉa chân hương dịp cuối năm trước tết Nguyên đán đã trở thành một tập tục trong phong tục của người Việt. Việc bao sái, xin tỉa chân hương ai cũng đều có thể làm được. Chỉ cần chỉn chu, thành tâm khi thực hiện công việc, bởi ban thờ tổ tiên là nơi tâm linh được trao gửi, việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương cần làm tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính. Trước khi bao sái, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ rồi bắt đầu công việc. Sau đó, sẽ thắp hương xin phép. Tất cả chân hương cả một năm nên được rút bớt, sau đó hóa cùng với tiền vàng.

Trước khi bao sái, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ rồi bắt đầu công việc. Sau đó, sẽ thắp hương xin phép. Tất cả chân hương cả một năm nên được rút bớt, sau đó hóa cùng với tiền vàng.

Trước khi bao sái, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ rồi bắt đầu công việc. Sau đó, sẽ thắp hương xin phép. Tất cả chân hương cả một năm nên được rút bớt, sau đó hóa cùng với tiền vàng.

Tuy nhiên, tùy điều kiện, gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên vào một ngày khác, miễn là trước 30 Tết. Trước khi thực hiện công việc này, theo quan niệm dân gian, gia chủ thường thắp hương, đọc văn khấn để xin phép gia tiên trước khi thực hiện như sau:

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Tín chủ tên là.........................................................................................................................

Cư ngụ tại địa chỉ:.................................................................................................................

Hôm nay ngày .. tháng .. năm... tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên .

Tín chủ xin kính cáo với các chư Vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), hôm nay xin cho phép tín chủ con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Xong vái 3 vái, cắm 3 nén hương, đợi hương tàn rồi bắt đầu lau dọn. Khi lau dọn bàn thờ nên dùng nước ấm, rượu hoặc nước gừng để lau chùi đồ thờ cúng.

Dịp cuối năm, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng đó là lễ sửa bát hương (theo Phật giáo gọi là lễ bao sái). Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang để chuẩn bị đón năm mới.

Dịp cuối năm, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng đó là lễ sửa bát hương (theo Phật giáo gọi là lễ bao sái). Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang để chuẩn bị đón năm mới.

Bài liên quan

Trước tiên, hạ các đồ muốn lau dọn xuống (lưu ý: Tuyệt đối không hạ hoặc di chuyển bát hương).

Cần chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước... xuống rồi để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn). Không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ.

Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không để đồ thờ cúng lăn lóc, mà phải xếp ngay ngắn, trang nghiêm.

Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng khăn khô lau lại.

Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng khăn khô lau lại.

Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn tỉa chân hương. 

Khi lau dọn bát hương chỉ nên để lại 3 chân hương. Với những bát hương của người đã mất nhưng chưa qua 3 năm, nếu là đàn ông thì để lại 7, còn đàn bà để lại 9 chân hương. Bát hương quan thần linh tỉa hết, chỉ giữ lại 5 chân nhang.

Sau khi bao sái bàn thờ, tỉa chân hương xong, gia chủ đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài, ông bà, tổ tiên về.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Xem thêm