Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 05/11/2023, 08:35 AM

Vạn nẻo đường thiền (1)

Khi cuộc sống vùn vụt, lướt đi với tất tả, bươn chải, lo toan, con người đứng trước trăm thứ sợ hãi, tức giận, đố kỵ…thì đồng thời đủ loại bệnh tật ngày một phát triển vũ bão. Và người ta đã tìm đến với thiền như phương pháp giải tỏa những ức chế, strees, chữa trị bệnh tật, tìm kiếm cuộc sống cân bằng....

Thiền cũng có vô số pháp môn: Ngoài các dòng Thiền Zen, Vipassana, Phật giáo Nguyên Thủy còn có Nhân điện (NĐ), Trường Sinh Học (TSH), Tâm Năng Dưỡng Sinh (TNDS), Vi Diệu Pháp Hành Thiền (VDPHT), Thiền Thương (TT)…Tất cả các dòng thiền có chữ viết tắt đều có chung một vị tổ Tổ sư Dasira Narada và Nhị tổ Nhị tổ Narada Maha Thera cùng mục đích chữa bệnh. Ở tầm trung ương cũng đã thành lập Trường Sinh Học Dasira Narada nhưng cũng chỉ mới dung nạp TSH...Cùng chung tổ sư nhưng cách tập, phương pháp thu nạp năng lượng, cách chuyển năng lượng, giới luật v.v…mỗi người một cách. Đáng nói, mỗi pháp môn đều coi phương pháp của mình là chính thống, thậm chí, ngay đến tên nhị tổ - người truyền dạy môn học tại Việt Nam lại mỗi người một phách, chẳng ai chịu ai. Để bảo vệ tính “chính thống” các pháp môn cảnh giác với sự xâm nhập của các pháp môn khác, tự khoác lên chính mình vẻ huyền bí, tâm linh, tự xây dựng một thứ trật tự tôn giáo và tinh thần phi khoa học, phi khách quan. Theo định luật hấp dẫn, với một số người mới nhập môn, đức tin và lớp áo huyền bí ít nhiều đã có chút tác dụng (chủ yếu là chữa bệnh) song, chỉ một ít thời gian và một số người ở giai đoạn đầu, bắt đầu rơi rụng dần. Cuộc sàng lọc càng lên cao càng nghiệt ngã hơn.

Thiền và lẽ sống

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Với tầm quan sát giới hạn, kém cõi nhất là có phần chủ quan chúng tôi chỉ nhìn nhận ưu điểm cũng như khiếm khuyết, hạn chế của một pháp môn mà mình tham gia học, rèn luyện mỗi ngày, tham chiếu với các pháp môn khác chỉ với một mong muốn duy nhất: Giá loại bỏ được những khiếm khuyết, ắt hẳn chỉ còn lại sự ưu việt và cộng tất cả sự ưu việt (có thể chứ) để có thể tập hợp sự toàn bích của thiền, sự toàn bích của bản thể vào khoa học ứng dụng. Ước mơ đó có lẽ  ngàn đời khó trở thành hiện thực. Nhưng thôi, cứ để đấy ước mơ cho các thế hệ nối tiếp chắc không có gì là hoài phí.

Thiền có công năng siêu tuyệt, vi diệu điều đó là có thật. Nhưng xét tổng thể, sự tồn tại của Thiền trong giới hạn một cơ thể vật lý với nhiều chiều kích biến thiên, chi phối bởi qui luật tuần hoàn âm dương, ngũ hành, của khí huyết, tạng phủ...Cái nghịch lý là ở chỗ cứu xét cái vô hạn “bất khả tư nghì” qua lăng kính cái hữu hạn. Chính thế nếu nghiên cứu Thiền chỉ với sự tồn tại độc lập của chính nó chứ không phải sự luyện tập ứng dụng phổ thông thì Thiền vượt qua tất cả mọi giới hạn. Trong quyển Thiền và sức khỏe, BS Đỗ Hồng Ngọc cũng chỉ dám bỏ lửng “Thiền, phải chăng là một lối thoát ”. Vâng, đích thị là lối thoát, nhưng...

Có một sự thật hiển nhiên rằng đa số những người mới nhập môn Thiền ( Các dòng “Thiền trị bệnh” vừa kể) mới đầu còn ngồi ngay ngắn, đúng tư thế, đúng hướng dẫn nhưng càng lên cấp thì đổ gục dần dần ( đến cấp Giảng huấn càng như thế thì nói gì học viên ). Nhưng không ai chú tâm đặt dấu hỏi vì sao? Đấy là câu hỏi lớn trong thiền. 

Trong bức thư gửi thầy mình một đồng môn của chúng tôi nêu lên vấn đề sau : 

Thầy đã bỏ bao nhiêu công sức gầy dựng cho TSH, tôi biết thầy vẫn hay ưu tư với tình trạng rất nhiều học viên đến cấp 4, cấp 5, thậm chí đến cấp giảng huấn khi Thiền định lại gà gật, hôn trầm. Đến mức chính thầy cũng buộc lòng phải lên tiếng, không cho tập trung trên sảnh mà ngồi một bên cánh gà để học viên không nhìn thấy tình trạng gà gật trên. Thử hỏi học viên nghĩ gì khi giảng huấn hướng dẫn ngồi thẳng lưng trong khi các vị hướng dẫn viên và bản thân giảng huấn lại gà gật.

Thật sự đã có vài học viên rụt rè hỏi tôi rằng ngồi thế nào là đúng trong khi giảng huấn cúi khom mà bảo mình thì ngồi thẳng. Tôi không biết trả lời sao thầy ạ. Hôn trầm là tình trạng phổ biến trong thiền. Nhiều học viên mới nhập môn còn ngồi ngay ngắn, nhưng sau thời gian nâng cấp cứ gà gật, hôn trầm. Hầu hết phương pháp đối trị không ngoài cách lấy ý chí để khắc phục như Thầy Thông Lạc – trong Xả Tâm Vô Lượng kêu gọi hành giả tác ý “Ly dục, ly bất thiện pháp”. Coi hôn trầm có nguyên nhân là tâm bất thiện, tham đắm. Thiền Vipassana thì thầy Minh Niệm phát triển Thiền hành để khắc phục hôn trầm, ấn thiên môn (LX 7) cho ấm lên để tỉnh ngủ. Nhiều pháp môn coi trọng thiền đi (kinh hành), thiền trà hoặc mọi phương pháp định tâm vào thực tại khác. Nhưng dù sao họ cũng đánh giá mức độ nghiêm trọng của hôn trầm và có cách đối trị. Còn ta hoàn toàn không biết gì về việc này. 

Nếu đã chưa xác định được hôn trầm là gì, nguyên nhân từ đâu để đối trị thì đấy chưa phải là pháp môn hoàn chỉnh, chưa có nền tảng cơ bản. Vội vàng khoác lên chính mình lớp áo huyền bí và thứ trật tự tôn giáo chỉ vì tiếng tăm, uy lực của pháp môn, danh xưng của chưởng môn đó là một sai lầm. Nêu lên những điều này, chúng tôi không tham vọng đem đến quí độc giả phát kiến gì mới mẻ bởi ai cũng nhìn thấy nhưng chưa đề cập đên bao giờ. Mặc khác, chúng tôi cũng chỉ hy vọng góp tiếng nói bổ sung vào những khiếm khuyết đầy dẫy của vạn nẻo thiền hôm nay. 

Nhiều pháp môn Thiền chỉ cần 5 mười phút, song lại có pháp môn phải ngồi đến hàng giờ (thậm chí khi thấy còn nhiều khiếm khuyết lại bắt đầu tăng lên 2 giờ mà cứ thoải mái chỉnh sửa tư thế ?). Sự thực trạng thái đau đớn, trạng thái hôn trầm, trạng thái khó chịu...khi ngồi lâu là đến điểm giới hạn của mỗi một cá thể. Và một điều nữa, khi vượt giới hạn…nhiều người dễ rơi vào trạng thái giống như nhập đồng. Và từ đó mặc sức tung lên những suy luận lung tung về “tẩu hỏa nhập ma” về “chiều thứ tư ” ( một trong 4 chiều vũ trụ - một mệnh đề rất lạ biểu đạt hiện tượng “ người âm nhập xác”). 

Tôi, người viết bài đã mạn phép trả lời nhiều cuộc điện thoại rằng: Bạn đang nghe diễn đạt bằng ngôn ngữ khoa học một vấn đề của tâm linh hoặc đang nghe phát ngôn mang tính chất tâm linh một vấn đề của khoa học. Chúng ta đã biết nhiều về câu chuyện các thầy bói mù sờ voi. Đấy là một thực trạng.

Chúng tôi sẽ lần lượt đề cập đên từng vấn đề và rất mong đón nhận ý kiến bổ sung, phản bác của tất cả các sư huynh đệ để vườn thiền của chúng ta mỗi ngày xanh tươi hơn. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Xả bỏ chướng ngại (4)

Góc nhìn Phật tử 15:00 06/05/2024

Thiện ác nếu nhìn thấu đáo em sẽ thấy mọi thứ đều khác. Tình thương yêu (thiện) có thể biến thành ghen tuông, hận thù (ác) mọi năng lực sáng tạo của con người cũng vậy các loại hung khí (ác) nếu biết dùng cho nhu cầu sinh hoạt lại là (thiện).

Sống trong ảo tưởng, mê mờ, khi ấy khổ đau sẽ trói buộc

Góc nhìn Phật tử 14:12 06/05/2024

Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.

Bình yên

Góc nhìn Phật tử 10:45 06/05/2024

Cuộc đời này, chính là bỏ bớt rườm rà để trở thành đơn giản, bỏ đi hận thù để trao gửi yêu thương. Bình yên chỉ đến khi ta biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.

Sống đẹp cùng Tứ nhiếp pháp

Góc nhìn Phật tử 09:58 06/05/2024

Thực hành Tứ nhiếp pháp, cảm hóa người khác sống thiện lành thì xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn, khổ đau...

Xem thêm