Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/07/2018, 11:25 AM

Về Ba Tri nhớ cụ đồ Chiểu

Hơn một phần tư thế kỷ, sống trên đất Bến Tre, Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho nhân dân một di sản văn học to lớn. Ông đã dùng ngòi bút để ca ngợi các cuộc kháng chiến của nghĩa quân, tố cáo tội ác của giặc Pháp, kiên quyết chống bọn vua quan bán nước, không hợp tác với giặc, giữ vẹn tấm lòng yêu nước, thương dân.

Ông Lê Văn Tám, người dân thị trấn Ba Tri (tỉnh Bến Tre) nói với vẻ đầy tự hào: “Cụ Đồ Chiểu luôn là niềm tự hào cho người dân xứ biển quê tôi bởi cuộc sống thanh bạch, gia tài về thơ văn của ông để lại cho hậu thế rất đồ sộ và quý giá…”.

Cụ Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 01/07/1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay thuộc phường Cầu Kho, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh. Năm 1843, ông thi đỗ tú tài ở Trường thi Gia Định. Năm 25 tuổi, ông trở ra Huế học tập, chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849), nhưng chưa kịp thi thì có tin mẹ mất. Trên đường trở về quê chịu tang mẹ, vì quá lo buồn, khóc thương khiến ông lâm trọng bệnh và mù cả hai mắt.
 Một tiết mục văn nghệ nhân lễ giỗ Cụ Nguyễn Đình Chiểu
Về đến Gia Định, sau khi mãn tang mẹ, ông tổ chức dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và sáng tác thơ văn. Chính thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu cho ra đời truyện thơ đầu tiên Lục Vân Tiên. Ngày 17/02/1858, giặc Pháp chiếm thành Gia Định. Ông cùng gia đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Cũng nơi đây, ông đã sáng tác áng văn bất hủ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngợi ca chiến công anh hùng của những người "dân ấp Dân Lân" trong trận tấn công đồn Tây Dương. Khi ba tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, ông cùng gia đình về dạy học, bốc thuốc ở làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ngày 03/07/1888, ông qua đời, hưởng thọ 66 tuổi.

Hơn một phần tư thế kỷ, sống trên đất Bến Tre, Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho nhân dân một di sản văn học to lớn. Ông đã dùng ngòi bút để ca ngợi các cuộc kháng chiến của nghĩa quân, tố cáo tội ác của giặc Pháp, kiên quyết chống bọn vua quan bán nước, không hợp tác với giặc, giữ vẹn tấm lòng yêu nước, thương dân. Hiện nay, nhiều con đường, trường học, bệnh viện ở Bến Tre và các thành phố lớn trong cả nước đã được vinh dự mang tên Cụ Đồ Chiểu. Để tưởng nhớ công ơn của ông, người dân địa phương đã lập mộ thờ ông và thành lập khu di tích văn hóa thuộc ấp Giồng Cụt, xã An Đức, huyện Ba Tri. Ngày 27/04/1990, nơi đây được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Song song đó, Bộ cũng đầu tư trùng tu lại đền thờ cũ và xây dựng tường rào bao bọc với diện tích 5.600 mét vuông, với tổng kinh phí 6,9 tỷ đồng.  Khu di tích này là một loại hình kiến trúc đặc biệt mang tính tư tưởng văn hóa cao. Đền thờ hình tròn với ba tầng mái tượng trưng cho ba tầng trí thức: Dạy học, Làm thuốc, Viết văn. 
 
 Khu tưởng niệm Cụ Nguyễn Đình Chiểu
Để tỏ lòng thành kính với Cụ Đồ, hàng năm vào ngày 01/07, nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức lễ hội Nguyễn Đình Chiểu. Lễ hội ngày càng được nâng lên sau mỗi năm tổ chức để xứng đáng với công đức của Cụ. Phần lễ được tổ chức long trọng, trang nghiêm, phần hội cũng không kém phần sôi nổi với nhiều hoạt động như: bốc thuốc miễn phí, thi nấu ăn, kéo co, đập niêu, triển lãm ảnh, liên hoan đàn ca tài tử, liên hoan hóa trang các nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên, ngâm thơ, múa lân, thi đấu võ thuật,… 

Đây còn là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách gần xa để tưởng niệm một bậc hiền tài, yêu nước, giỏi thơ văn sống suốt đời vì nước, vì dân. Nhiều trường học chọn nơi đây là điểm sinh hoạt tập thể, kể chuyện truyền thống và nhắc đến tấm gương sáng của ông cùng với những tác phẩm đã đi vào lòng người.

Tháng 07/2017, khu di tích Nguyễn Đình Chiểu đón nhân danh hiệu khu di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia.

Năm nay, Ngày hội truyền thống văn hóa tỉnh có rất nhiều hoạt động: lễ viếng, dâng hương cụ Nguyễn Đình Chiểu, Liên hoan dân ca, triển lãm ảnh; trưng bày, xếp sách nghệ thuật, hội thi mâm xôi ngày hội, mâm cơm ngày giỗ; hội thi các môn thể thao và trò chơi vận động; hội thi Tìm hiểu đất và người Ba Tri; trao giải sáng tác thơ chủ đề về Bác Hồ; tổ chức Hội chợ thương mại, công nghiệp…
 
Phan Thị Anh Thư
* Kỷ niệm 196 năm ngày sinh nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (01/07/1822 - 01/07/2018).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm