Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 06/05/2016, 10:57 AM

Về Côn Sơn, uống nước giếng Ngọc...

Khu di tích Côn Sơn ngày nay có nhiều hạng mục công trình, nhưng trung tâm - có tầm quan trọng mang tính linh hồn là chùa Côn Sơn. Chùa Côn Sơn tên chữ là Thiên Tư Phúc Tự- chùa được trời ban phúc, hay dân gian quen gọi là chùa Hun- vì nằm ở sườn núi Hun.

“Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm...” 
(Côn Sơn ca).

Nguyễn Trãi đã quá... mệt mỏi với chính trường (với những bon chen, đầu đá - thời nào cũng thế) đã về với Côn Sơn. Để rồi Nguyễn Trãi gắn với Côn Sơn, hay Côn Sơn gắn với không chỉ tên tuổi Nguyễn Trãi, mà với bao nhiêu tao nhân mặc khách - những tâm hồn lớn: Chu Văn An, Cao Bá Quát... năm 1965, Bác Hồ đã về với Côn Sơn và như tìm thấy niềm giao cảm với tiền nhân. Nhìn bức ảnh khi Bác Hồ đọc bia ở sân chùa Côn Sơn ta cảm nhận thấy điều ấy.

Tôi là một thân phận bé mọn, chỉ vì “đau đầu” với cơm áo gạo tiền, nhưng cũng tìm về Cơn Sơn...! Một chiều. Đi đến Côn Sơn không phải đi đàn lũ như đi trẩy hội, mà đi lẻ thôi, một mình, mà nên chọn “ngày xấu” để hi vọng hôm ấy là... vắng nhất. Bởi, Côn Sơn cần sự trầm tịch... Chiều buông, lối mòn, khu rừng thông gió vi vu reo, suối róc rách... Cảnh vẫn đây, lối mòn này đã ghi dấu chân bao nhân cách nặng lòng với thời cuộc, không biết tâm sự cùng ai nên tìm về Côn Sơn, tâm sự với gió, với trăng, với suối, với thông...

Khu di tích Côn Sơn ngày nay có nhiều hạng mục công trình, nhưng trung tâm - có tầm quan trọng mang tính linh hồn là chùa Côn Sơn. Chùa Côn Sơn tên chữ là Thiên Tư Phúc Tự- chùa được trời ban phúc, hay dân gian quen gọi là chùa Hun- vì nằm ở sườn núi Hun (núi Kỳ Lân, hay núi Côn Sơn). Ngọn núi Kỳ Lân cao 200m, nơi  có long mạch, được cho là nằm trên mình con Lân, nên được cho là rất linh thiêng. 
 
Chùa Côn Sơn được khai sơn, do tổ thứ 2 của phái thiền Trúc Lâm lập ra là Tôn giả Pháp Loa. Tuy nhiên, khi đó chỉ là một cái liêu (chùa nhỏ) làm chỗ tu tập của người và sau đó tổ thứ 3 kế thừa là Tôn giả Huyền Quang thì chùa mới được mở rộng một cách quy mô. Ngay từ thời Trần, chùa Côn Sơn đã là một trong 3 chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm (2 nơi khác là chùa Lân (Yên Tử) và chùa Quỳnh Lâm đều ở Quảng Ninh).

Sân chùa rộng, hai bên là 2 hàng cây thông cổ thụ, 2 cây đại già. Theo dự đoán, cây thông và cây đại ở đây có tuổi tới 700 năm, khi Tôn giả Huyền Quang xây chùa?

Tôi chiêm bái 2 hàng La- hán phía sau. Tôi đi kinh hành lên những bậc cầu thang bằng đá xanh, ra thắp ném tâm hương trước tháp Đăng Minh, chứa xá lợi, tượng của Thiền sư Huyền Quang - tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm.

Bên gần đấy, có giếng Ngọc- “danh bất hư truyền”-Bản chỉ dẫn do BQL khu tích tích lập ra có ghi: “Theo truyền thuyết phong thủy, Giếng Ngọc là huyết mạch có ý nghĩa quan trọng về tâm linh của khu di tích Côn Sơn.
 
Đây là tụ mạch của nước nguồn từ núi Kỳ Lân. Truyền thuyết kể rằng: Đầu thế kỷ 13, trụ trì chùa Côn Sơn là Huyền Quang tôn giả- vị tổ thứ 3 của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần. Sau khi xây dựng chùa Côn Sơn với nhiều công trình kiến trúc quy mô hoành tráng và hàng trăm pho tượng Phật nguy nga, lộng lẫy... nhưng Sư tổ vẫn trăn trở vì chùa còn thiếu nguồn nước thanh tịnh cho việc cúng lễ và mộc dục tượng pháp.

Một đêm rằm tháng Bảy, sau khi đăng đàn lễ Vu Lan báo hiếu, Tổ Huyền Quang về trai phòng bỗng mơ thấy một Tiên Ông râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc, tự xưng là chủ thần long mạch núi Côn Sơn... Tiên Ông núi với Tổ Huyền Quang: “Ta biết tâm nguyện nhà sư muốn tìm nguồn nước để cúng Phật, tẩy trần... Rồi Tiên Ông dẫn sư Tổ về sau chùa, đến đầu núi Côn Sơn, Tiên Ông chỉ cho viên ngọc sáng lấp lánh dưới lùm cây. Tổ Huyền Quang định với tay nhặt viên ngọc thì chuông chùa vang lên làm ông tỉnh giấc. Trời sáng, nhà sư kể lại giấc mợ lạ cho tăng ni nghe rồi cùng lên núi xem chỗ có viên ngọc. Khi phát quang bụi rậm thấy hiện ra mạch nước trong vắt. Nếm thử thấy nước ngọt, mát, người khoan khoái lạ thường... Tổ Huyền Quang về chùa làm lễ tạ Sơn thần đã ban cho nguồn nước quý, rồi cho khơi sâu mở rộng, dùng đá kè thành giếng và đặt tên là giếng Ngọc.
 
Hơn 700 năm qua, nước giếng Ngọc vẫn tràn đầy, xanh trong như mắt con Kỳ Lân. Các nhà khoa học đánh giá, đây là nguồn nước sạch nhất vùng Chí Linh, đạt tiêu chuẩn là nước khoáng thiên nhiên. Nước giếng Ngọc được dùng làm lễ mộc dục, sái tịnh, phục vụ các lễ tiết của chùa và phục vụ khách hành hương về chiêm bái, xin nước giếng Ngọc để được tẩy bụi trần, cầu mong sức khỏe, sự an lành”.

Không bỏ lỡ cơ hội, với sự giúp đỡ của một bà vãi, tôi đã được uống nước giếng Ngọc! Nguồn nước tinh khiết này đã vào cơ thể tôi, từ từ... vào tới đâu, tôi cảm nhận được tới đó. Rất mát lành, làm cho tôi như dồi dào năng lượng. Nguồn nước pháp lành mà Tổ Huyền Quang khơi đang chảy đến đời sau và muôn đời!

Hà Quang Đức
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm