Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 13/01/2023, 11:15 AM

Vẻ đẹp thanh bình của ngôi chùa trên đảo Sinh Tồn Đông

Giống như các ngôi chùa tại quần đảo Trường Sa, chùa Sinh Tồn Đông cũng là cột mốc tâm linh, điểm tựa vững chắc cho quân và dân trên đảo, nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Việt Nam.

1

Chùa Sinh Tồn Đông nằm trên đảo Sinh Tồn Đông, trong cụm Sinh Tồn tại quần đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).

2

Chùa Sinh Tồn Đông cơ bản được kết cấu theo chuẩn của Phật giáo Việt Nam hiện nay, giống các ngôi chùa khác trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

3

Chùa được xây trên khuôn viên có diện tích khoảng 500m2, gồm cổng tam quan, chánh điện và một nhà tăng.

4

Cổng tam quan chùa Sinh Tồn Đông. Hai chữ “Từ bi” – “Hùng lực” trên 2 lối vào thể hiện tinh thần độc lập, tự cường, hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam.

5

Mái nghiêng, lợp ngói và vút cong ở đầu đao là kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa Việt Nam.

6

Chánh điện chùa Sinh Tồn Đông là nhà 5 gian theo kết cấu chữ Đinh, xây chủ yếu bằng gỗ, vách mộc không trát vữa.

7

Chính giữa thờ ban bệ Phật giáo Bắc Tông, ban chính gồm bộ Tam thế Phật (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai). Tiếp đến bộ Tam thánh (Quan Âm, Thế Chí, Phật A Di Đà), sau cùng là bộ Hoa nghiêm (A Nan, Ca Diếp và Đức Phật Thích Ca). Xung quanh có 2 vị thần Thiện - Ác.

8

Chuông chùa Sinh Tồn Đông được đúc tại Thừa Thiên Huế, trên thân khắc bài Minh Chung theo tiếng Việt và Quốc huy của Việt Nam. Chuông có 4 gù đại diện cho 4 tiết, mỗi mùa có thể phát ra một âm thanh khác nhau. Tùy theo mùa và âm thanh mà người ta nhớ về tổ tiên và những điều tốt đẹp; tiếng chuông để người đang sống cảm thấy nhẹ nhàng, còn người đã mất thì siêu thoát cõi lòng.

9

Thầy trụ trì Thích Lệ Quang (phải) cho biết chùa Sinh Tồn Đông cũng như một ngôi chùa ở bất kỳ ngôi làng nào khác, đều là một nơi trấn trạch, tạo sự bình yên cho ngôi làng đó trước, rồi xa hơn là địa phương và quốc gia.

10

Trên đảo Sinh Tồn Đông, ngôi chùa là nơi cầu bình yên cho người dân, chiến sĩ và người thân của họ.

11

Thầy trụ trì Thích Lệ Quang chia sẻ về một tiểu cảnh bàn trà do tự tay thầy làm bằng các loại đá, loại cây trên đảo Sinh Tồn Đông, gửi gắm thông điệp về chữ Nhẫn và sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

12

Điều đặc trưng của chùa Sinh Tồn Đông là không gian thanh bình, không có sự rầm rộ hay đông đúc dù vào ngày rằm hay những dịp lễ trong năm.

12

Một cây chuối trong khuôn viên chùa mới được trồng và nhân giống để lấy quả, cũng nhằm tạo thêm cảnh quan như làng quê nông thôn Việt Nam. Theo thầy trụ trì Thích Lệ Quang, dự kiến cây sẽ ra trái đầu tiên vào mùa hè năm nay.

14

Giống như các ngôi chùa khác tại quần đảo Trường Sa, chùa Sinh Tồn Đông cũng là cột mốc tâm linh, điểm tựa vững chắc cho quân và dân trên đảo, nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Việt Nam./.

Theo VOV.VN. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở Bình Định

Chùa Việt 09:10 03/05/2024

Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Để chiêm bái tượng Phật ngồi khổng lồ nổi tiếng tại chùa, du khách cần vượt qua “thử thách” đi bộ khoảng 600 bậc thang từ chân đến đỉnh núi Chóp Vung.

Chùa Hải Tạng, ngôi cổ tự linh thiêng, điểm đến tâm linh ấn tượng với “4 không”

Chùa Việt 10:30 02/05/2024

Chùa Hải Tạng không còn xa lạ với người dân Quảng Nam và khách du lịch khi đến với địa phương này. Đây là công trình kiến trúc thờ Phật kết hợp thờ thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân đảo, các thương thuyền cũng như du khách thập phương.

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Xem thêm