Thứ ba, 15/08/2023, 09:02 AM

Vì sao Đức Phật không cho phép chặt đốn cây vô cớ?

Theo quan niệm của người tu Phật thì cây dù to hay nhỏ, ở núi hay ở đồng bằng đều là nơi trú ngụ của thọ thần. Nên trong Đại Luật, Đức Phật ngăn chặn không cho Tỳ kheo chặt phá cây rừng, cỏ, cây, hoa lá: “Tỳ kheo bất trảm thảo" là vậy.

Nếu muốn đốn hạ cây vì lý do hợp lý cần phải có những nghi thức thỉnh cầu đúng pháp, tránh những chướng ngại, bất an cho gia chủ và mọi người xung quanh. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Câu chuyện này được kể lại khi đức Thế Tôn ở tinh xá Aggàlava liên quan tới một vị Tỳ-kheo.

Từ sau khi đức Phật cho phép các Tỳ-kheo được sống ngoài tinh xá, các vị Trưởng giả thành Vương Xá bận rộn cất thất cho các thầy. Một Tỳ-kheo ở Alavi muốn cất thất riêng cho mình, thầy thấy một thân cây thích hợp, bèn bắt đầu đốn xuống. Trên cây ấy, có một nữ thọ thần, bà ẵm đứa con nhỏ của mình, hiện ra trước thầy năn nỉ:

- Thưa thầy, xin đừng phá nhà con, con sẽ phải lang thang không chỗ trú ẩn với đứa con dại.

- Ta không thể tìm ra cây nào khác giống như cây này.

Cây cối có Phật tính không?

Thầy không chú ý đến lời cầu xin của nữ thần. Bà nghĩ thầm: "Nếu thầy thấy con ta, chắc sẽ ngừng tay. Bà bèn đặt đứa bé lên nhánh cây. Tuy nhiên, thầy Tỳ-kheo đã vung rìu với đà quá mạnh, chặt mất cánh tay đứa bé. Nữ thần nổi giận vươn đôi tay định vặn chết thầy Tỳ-kheo, nhưng trong khoảnh khắc bà tự nghĩ: "Thầy Tỳ-kheo này là một bậc hiền thiện, nếu ta giết thầy, ta sẽ rơi xuống địa ngục. Hơn nữa, nếu các thần cây khác thấy các Sa-môn đốn cây của họ, sẽ bảo nhau: "Một thần cây đã giết Sa-môn trong trường hợp như thế..", họ sẽ theo gương ta giết các Sa-môn. Thầy Tỳ-kheo này còn có thầy, ta sẽ thuật chuyện cho bản sư của thầy".

Bà bỏ tay xuống, vừa đi vừa khóc đến chỗ đức Phật, đỉnh lễ và đứng qua một bên. Phật hỏi:

- Có chuyện gì thế, thọ thần?

- Bạch Thế Tôn, đệ tử của Ngài làm như thế, như thế. Con đã định giết thầy ấy, nhưng kịp nghĩ lại và đến đây.

Bà thuật lại câu chuyện cho Phật nghe, Phật dạy:

- Lành thay! Lành thay! Ngươi đã cư xử rất tốt khi kìm hãm cơn giận như thắng chiếc xe lao nhanh.

Ngài nói kệ:

(222) Ai chặn được phẫn nộ,

Như dừng xe đang lăn,

Ta gọi người đánh xe,

Kẻ khác, cầm cương hờ.

Mùa hạ trong rừng

Nghe xong, nữ thần chứng Sơ quả, hội chúng cũng được lợi ích.

Nhưng sau đó, nữ thần vẫn đứng khóc. Phật hỏi:

- Có chuyện gì thế?

- Bạch Thế Tôn, nhà ở của con bị phá, con phải làm sao bây giờ?

- Thôi đừng sầu khổ, Ta sẽ cho một chỗ ở.

Ngài chỉ một cây ở gần hương thất của Ngài tại Kỳ Viên, và bảo nữ thần đến ở. Vì cây ấy là quà tặng của Như Lai, nên dù vị thần nào có uy lực lớn lao cũng không thể lay chuyển được. Nhân chuyện này, Phật ra lệnh cho các Tỳ-kheo giữ giới "Không được chặt đốn cây cối".

(Trích ấn phẩm: “Tích truyện Pháp cú”

Nguyên tác: "Buddhist Legends"

Eugène Watson Burlingame

Việt dịch: Thiền viện Viên Chiếu)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm