Vì sao ngày càng nhiều người trên thế giới tiếp cận đạo Phật
Ngày nay nhiều người trên thế giới biết nhiều về đạo Phật và chấp nhận Phật giáo như một triết lý sống, vượt ra khỏi giới hạn của một tôn giáo đơn thuần.
Tiếp cận Đạo Phật để xử lý khủng hoảng truyền thông trong thời đại ngày nay
Vì sao ngày càng nhiều người trên thế giới tiếp cận đạo Phật?
Ra đời vào hơn 2.500 năm trước nhưng giá trị về triết lý của đạo Phật vẫn luôn được lưu truyền và có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những ai đã có duyên tiếp xúc với Phật giáo, họ càng bị cuốn hút bởi những đạo lý sâu xa, thấm đậm tinh thần nhân văn, phù hợp với khoa học, mà không có tôn giáo nào có thể có được. Còn những ai đang rơi vào sự đau khổ, tuyệt vọng thì đạo Phật là chiếc phao cứu cánh với những lý lẽ dường như đang nói riêng với chính họ. Đó là điều kỳ diệu, nét đặc trưng riêng của đạo Phật.
Bên cạnh đó, không phải chỉ có người Phật tử mới là tín đồ Phật giáo. Mà có thể nhiều người thuộc những tôn giáo khác nhưng vẫn sống trên tinh thần nhân sinh của đạo Phật. Tiêu biểu như những nước phương Tây đang áp dụng các phương pháp thiền định và quan điểm sống của Đức Phật vào cuộc sống hằng ngày mặc dù họ theo tôn giáo khác. Sau đây là những lý do để đạo Phật gần gũi với từng triều đại, trường tồn theo thời gian và xuyên qua nhiều các quốc gia khác để khiến con người ngày càng dễ dàng tiếp cận hơn.
Công nghệ kỹ thuật hiện đại
Vào thời Đức Phật, Người truyền đạo dưới hình thức đi bộ khuất thực và chỉ truyền được đến những tiểu bang thuộc Ấn Độ bởi mất khá nhiều thời gian để đến các đạo tràng. Nếu như những thập niên trước việc giới thiệu đạo Phật còn hạn chế về phương tiện đi lại, công nghệ thông tin thì ngày nay, chúng ta dễ dàng tìm đến đạo Phật và hiểu sâu sắc hơn về kinh điển từ xa thông qua các thiết bị như: tivi, máy tính, điện thoại. Bên cạnh đó các phương tiện đi lại cũng dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để các vị giảng sư hoằng pháp ở khắp mọi nơi trong và ngoài nước.
Tăng Bảo và hệ thống chùa chiền
Vai Trò Tăng Bảo: Vai trò của Tăng Bảo nói chung và các thầy thuộc ban ngành hoằng pháp nói riêng rất quan trọng trong việc giữ gìn và truyền bá đạo Phật. Số lượng giảng sư nhiều, trình độ chuyên môn không ngừng được trao dồi và phát triển. Quý thầy và quý cô luôn được đào tạo bài bản, được tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao kiến thức. Vì thế các thầy, các cô giúp đạo Phật được lưu truyền bằng nhiều hình thức và không còn bị cản trở về ngôn ngữ cũng như các yếu tố khác. Đồng thời, ban ngành hoằng pháp luôn cập nhật và linh hoạt thích ứng với những thay đổi của thời hiện đại để truyền đạo một cách phù hợp trên tinh thần “ Khế lý khế cơ”. Các bài giảng phù hợp với đối tượng nghe và hoàn cảnh nên giúp người nghe dễ dàng tiếp thu đạo lý hơn. Kinh nghiệm hoằng pháp này được nhắc trong Kinh như sau:
Xưa Tôn giả A Nan, hướng dẫn tu hành cho hai Sa di (người mới tu). Một người dạy pháp tu “Quán sổ tức”. Còn người kia thì dạy pháp tu “Quán bất tịnh”. Cả hai tu một thời gian, khi gặp A Nan Tôn giả, họ đều trình bày là tu không kết quả. A Nan nghĩ, mình dạy tu đúng với pháp Phật sao lại không kết quả? A Nan thắc mắc bèn đến trình bày Đức Phật.
Một số quan niệm sai lầm của Phật tử về đạo Phật
Đức Phật hỏi: “Hai vị đó làm nghề. Và hướng dẫn pháp tu.?”
A Nan bạch đức Phật: – Một người làm thợ rèn và một người coi nghĩa địa. Nghe xong đức Phật nói với Tôn giả A Nan:” Con dạy pháp tu không hợp với căn cơ của họ. Với người thợ rèn nên dạy tu sổ tức. Bởi thợ rèn hay dùng hơi thở để thổi lò! Dạy pháp Quán sổ tức (đếm hơi thở) họ sẽ dễ thực hành hơn. Còn người coi nghĩa địa, họ thường gặp thây người chết, nên day pháp tu “Quán thân bất tịnh.” Như vậy sẽ hợp với khế lý khế cơ của họ. Theo lời Phật, Tôn giả chuyển pháp tu cho hai đệ tử. Thời gian sau họ tu tiến bộ và thu được kết quả rõ ràng.
Về chùa chiền: Hệ thống chùa chiền Phật Giáo có mặt hầu hết các quốc gia, là nơi để tăng ni và cư sĩ tu học, vừa là nơi nương tựa tâm linh cho quần chúng, giúp đạo Phật gần gũi hơn với mọi người. Kiến trúc chùa hiện nay xây dựng khá đồ sộ và phù hợp với văn hóa của mỗi đất nước. Đó là cách để đạo Phật có điều kiện du nhập vào mọi quốc gia, mọi vùng miền nhưng không làm mất đi tính văn hóa của địa phương tuy nhiên vẫn giữ được giá trị cốt lõi quan trọng của mình.
Đạo Phật: Đạo là con đường, Phật là giác ngộ
Sự phát triển của xã hội văn minh và nhận thức của con người
Khi con người không lý giải được những hiện tượng của thiên nhiên và cảm thấy yếu đuối giữa vụ trũ thì họ thường nghĩ là một đấng thần linh nào đó, có thể giúp họ dựa dẫm để tự tin trong cuộc sống. Đó là lý do nhiều tôn giáo ra đời. Tôn giáo được thành lập khi hội tụ đủ 3 yếu tố: triết lý, nghi lễ, thần thoại. Và như vậy thì đạo Phật không phải là tôn giáo đơn thuần bởi đức Phật là con người của lịch sử, được khoa học tìm hiểu, chứng minh về sự tồn tại của Ngài.
Khi xã hội ngày càng phát triển với những công nghệ hiện đại, xuyên cả vũ trụ cùng với nhận thức tiến bộ của con người thì những tôn giáo mang tính thần quyền, hay các đấng tối cao ban phước giáng họa dần bị xóa bỏ và không có tính thuyết phục cao. Nhưng ngược lại, khoa học càng phát triển, con người càng thông minh, hiểu biết thì đạo Phật càng có cơ hội được biết đến nhiều hơn và vững chắc hơn bao giờ hết. Bởi đạo Phật phản ánh những quy luật có thật của vũ trụ, những chân lý bất di bất dịch mà con người mới dần chứng minh được theo thời gian.
Những minh chứng đó có thể kể đến là quy luật vô thường (mọi sự vật đều thay đổi), con người thì phải trải qua sanh – lão – bệnh – tử, còn sự vật thì trải qua giải đoạn thành – trụ -hoại – không. Trong kinh điển, Đức Phật có nói đến “Hằng hà sa thế giới”, nghĩa là ngoài trái đất thì ở vũ trụ có hàng triệu triệu hành tinh khác,…Và với sự tiến bộ như hiện nay khoa học đã chứng minh được như vậy.
Vì phản ánh đúng sự thật nên đạo Phật được nhiều người tiếp cận đến để tìm hiểu về bí mật của vũ trụ, của những quy luật bất biến. Điều này đã tạo nên sức thuyết phục tuyệt đối và lòng tin của nhiều người đối với đạo Phật.
Tư tưởng của đạo Phật giải phóng khổ đau cho con người
Giáo lý thâm sâu của Đạo Phật
Nếu như những tôn giáo khác tồn tại với khát vọng thu hút tín đồ thì ngược lại, đạo Phật thu hút Phật tử bằng lòng tin có hiểu biết, có kiểm chứng bằng tự thân và tôn trọng quyền tự do.
Đức Phật đã nói: “Đừng tin tưởng vào những gì kinh sách đạo mình nói. Đừng tin tưởng điều gì vì dựa vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng bất cứ điều gì chỉ vin vào uy tín và thẩm quyền của một người nào đó. Đừng tin tưởng điều gì vì có được nhiều người nói đi nhắc lại. Hãy tin tưởng vào những gì mà mình đã từng trải, kinh nghiệm, thấy là đúng, thấy có lợi cho mình và người khác”.
Đạo Phật là đạo của hòa bình, đạo của yêu thương và đạo của giải thoát – Đó là ước mơ của nhân loại. Không lúc nào Phật giáo không dạy con người phải sống yêu thương, chan hòa, biết chia sẻ bố thí và vị tha. Biết buông bỏ và biết tha thứ, sống trên quy luật nhân quả,…
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, đạo Phật chưa bao giờ gây ra bất cứ sự đau thương nào cho nhân loại.
Việc thực hành giáo pháp của đức Phật sẽ làm phát triển sự thức tỉnh tự nội về lòng từ bi và tuệ giác. Một trong những lý do khiến Phật giáo có sức cuốn hút đối với lớp trí thức và những người có trình độ học vấn cao nằm ở chỗ chính đức Phật đã thực sự khuyên mọi người đừng tin vào những gì được nghe mà không kiểm chứng giá trị của chúng”. Đó là tư duy của những người Phương Tây khi nói về giáo lý đạo Phật.
Thiền định là một trong những phương pháp tĩnh lặng thân tâm đang được cả thế giới hướng về. Khi con người càng bận rộn và bị những vòng xoáy của xã hội làm đảo điên thì ở Mỹ và các nước châu Âu, châu Úc, nơi mà việc tu thiền Phật giáo ngày càng phổ biến, người ta khẳng định rằng thiền định trong đạo Phật là một trạng thái vắng lặng và tập trung của tâm, trong đó kỹ thuật thiền và việc kiểm soát thân tâm là rất quan trọng.
Đạo Phật đưa ra con đường và con người phải tự đi trên đôi chân của mình. Giáo lý của Đức Phật là con đường chánh đạo để chúng ta có hướng đi đúng đắn, vượt qua những đau khổ và không bị phiền não chi phối. Còn làm được hay không là do chúng ta. Trong kinh Di Giáo Đức Phật đã nói một câu rất nổi tiếng “Hãy thắp đuốc lên mà đi”, hạnh phúc hay đau khổ là do chính chúng ta tự quyết định lấy mà không có bất cứ sự can thiệp của ông thần, ông thánh nào cả.
Bên cạnh đó, đạo Phật còn dạy con người biết cách nhìn nhận sự việc một cách thực tế và giải quyết vấn đề chính. Điều này rất phù hợp với con người thời hiện đại, khi họ có đủ bản lĩnh và muốn chinh phục mọi thứ bằng tự thân thay vì chỉ dựa vào sự van xin một đấng thần linh nào đó. Một cách rất ngắn gọn, chúng ta có thể nói rằng phương cách của Phật giáo được gói gọn trong câu cách ngôn: “nếu nó mang lại kết quả, hãy sử dụng nó”. Thái độ này là một bộ phận cấu thành cái toàn thể của thực tế chính trị, kinh tế và khoa học hiện đại của phương Tây. Phương cách thiết thực của Phật giáo được trình bày rất rõ ràng trong Chulamalunkya Sutta, một bài kinh trong đó chính Đức Phật đã sử dụng câu chuyện ngụ ngôn về một người đàn ông bị trúng tên.
Đạo Phật trong đời sống dân tộc
Trong câu chuyện, người đàn ông bị thương do trúng tên muốn biết ai đã bắn mũi tên đó, nó đến từ hướng nào, đầu tên được làm bằng xương hay bằng thép và thân tên là một loại gỗ hay thứ khác trước khi ông ta để cho nhổ mũi tên ra. Thái độ của ông ta được ví như thái độ của những người muốn biết nguồn gốc của thế giới – liệu nó vĩnh cữu hay không, hữu hạn hay vô hạn, v.v.. – sau đó rồi họ mới khởi sự tu tập. Những người ấy sẽ chết trước khi họ có được những câu trả lời cho những câu hỏi không thích đáng của họ cũng như người đàn ông trong câu chuyện ngụ ngôn sẽ chết trước khi ông ta có được tất cả những câu trả lời mà ông muốn biết về nguồn gốc và bản chất của mũi tên.
Câu chuyện này minh họa định hướng thiết thực của Đức Phật và giáo phái của Ngài. Nó dạy cho chúng ta nhiều điều về cả vấn đề ưu tiên cho sự lựa chọn và việc giải quyết vấn đề một cách khoa học. Chúng ta sẽ không đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển trí tuệ nếu chúng ta đặt ra những nghi vấn không thích hợp. Về cơ bản, đó chính là vấn đề của sự ưu tiên. Điều cốt yếu trước tiên đối với tất cả chúng ta là sự giảm thiểu và loại trừ đau khổ đến tận cùng. Đức Phật đã nhận ra điều đó và vì thế đã chỉ ra sự vô ích của việc truy tìm nguồn gốc và bản chất của thế giới, bởi vì, giống như người đàn ông ở trong câu chuyện, tất cả chúng ta đã bị quật ngã bởi một mũi tên – khổ đau.
Đặc biệt hơn cả là hệ thống kinh điển của đạo Phật phù hợp với tất cả các tầng lớp xã hội, từ những người cao sang đến những người thấp hèn, từ những người già đến trẻ em, nam nữ đều dễ dàng tiếp thu giáo lý một cách tự nhiên. Và chúng ta sẽ cảm nhận đâu đó lời kinh điển như đang nói về cuộc sống, về vấn đề mình đang gặp phải. Do đó đạo Phật trở nên gần gũi và dễ dàng đi vào đời.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm