Luật Nhân quả huyền diệu trong Tây Du Ký
“Tây Du Ký” từ khi ra đời đến nay vẫn luôn nhận được sự yêu mến của mọi người. Người ta không chỉ yêu thích các hình tượng nhân vật và những tình tiết trong đó, mà còn khám phá được tinh thần hướng thiện, luật Nhân quả huyền diệu và sâu sắc mà tác giả Ngô Thừa Ân gửi gắm trong tác phẩm này.
Mỗi tình tiết trong Tây Du Ký đều ẩn chứa nội hàm thâm sâu về Luật nhân quả. Sau đây là hai quan ải mà thầy trò Đường Tăng gặp phải trên đường đi thỉnh kinh, nhưng cũng là minh chứng rõ ràng cho triết lý nhà Phật "ác giả, ác báo".
Ô Kê Quốc không nhận ra Bồ Tát nên đã bị trả giá
Quốc vương nước Ô Kê bị yêu quái nhốt vào trong giếng sâu ngập nước 3 năm và cướp mất giang sơn, ngai vàng, sau may mắn được thầy trò Đường Tăng là giúp diệt trừ yêu quái mới khôi phục lại vinh hoa phú quý. Nhưng mọi sự đều có nhân quả, yêu quái này bản thân không phải là yêu quái, mà chính là con sư tử xanh của Bồ Tát, xuống hạ giới do Phật chỉ của Như Lai để trừng phạt quốc vương nước Ô Kê vì đã phạm phải tội lớn.
Tôn Ngộ Không: “Bồ Tát, đây là con sư tử xanh thành tinh mà bà lại không thu phục nó về?”
Bồ Tát nói rằng: “Ngộ Không, nó không tự đi mà là tuân theo Phật chỉ”.
Tôn Ngộ Không: “Loài súc sinh thành tinh này xuống cướp ngôi vua mà còn bảo tuân theo Phật chỉ. Lão tôn ta bảo vệ Đường Tăng vất vả là vậy thì sẽ được nhận bao nhiêu Sắc thư đây!”.
Bồ Tát: “Ngươi không biết, quốc vương Ô Kê vốn là người tốt nên Phật sai ta đến đưa về trời. Nhưng vì ta không thể xuất hiện dưới hình thức này nên đã biến thành một nhà sư đến gặp quốc vương. Nhưng khi mới nghe mấy lời, quốc vương đã cho ta là người không tốt, đã cho người trói ta lại và dìm xuống sông 3 ngày 3 đêm. May có Lục Giáp đích thân đến cứu ta. Khi Như Lai biết chuyện đã hạ lệnh cho quốc vương xuống giếng 3 năm, để đền tội việc này”.
Sự thực là, Phật thấy quốc vương Ô Kê là một người có bản tính thiện lương nên đã cử Bồ Tát xuống đưa về trời, để thành chính quả. Nhưng vì con người vẫn rất mê muội nên Bồ Tát xuống hạ giới trước tiên phải giải mê muội này cho quốc vương.
Bồ Tát vốn dĩ không thể lộ diện nên đã hóa thành một nhà sư đến thử lòng vua, nhưng vị quốc vương này là người trần mắt thịt, vì không hiểu dụng ý của Bồ Tát nên đã tức giận dìm bà xuống sông 3 ngày 3 đêm. Cuối cùng, Như Lai phải phái sư tử xuống để quốc vương Ô Kê thấy được sai phạm của mình.
Khấu viên ngoại trai tăng một vạn nhưng gặp bất trắc
Trong 81 kiếp nạn, nạn cuối cùng mà năm thầy trò phải trải qua để đến được Tây phương Tịnh Độ rất đáng để người ta suy ngẫm: Không phải là yêu ma cản đường, cũng không phải là hôn quân diệt Phật, mà lại là một điều rất “vụn vặt” chẳng oanh liệt gì. Trên đường đi có Khấu viên ngoại, hay thiện trai tăng, phát nguyện bố thí cơm chay cho một vạn vị tăng.
Vừa đúng lúc bốn thầy trò tới, cũng vừa đủ số một vạn, viên ngoại ân cần khoản đãi. Bởi vì Bát Giới trước sau không tống khứ được tâm tham ăn, lại gặp viên ngoại hào phóng, thế là cứ ngồi ăn luôn không muốn đi tiếp nữa. Còn ba người kia tâm hướng Linh Sơn, phải lo lên đường sớm. Cuối cùng Đường Tăng “mắng” bắt Bát Giới lên đường, viên ngoại thì bày tiệc lớn, phô trương lãng phí để tống biệt chúng tăng.
Kết quả làm đám cường đạo thèm đến nhỏ dãi, ban đêm chúng xông vào cướp và giết chết viên ngoại. Vợ viên ngoại tức quá hóa giận, vu oan hãm hại năm thầy trò là hung thủ, báo quan bắt giam bốn thầy trò.
Về tai họa giam ngục này Tôn Ngộ Không đã sớm biết rõ, nguyên Đường Tăng là phải chịu nạn này. Nhưng đã là thường nhân gặp nạn, tất sẽ có người không rõ chân tướng hoài nghi về Thiên Lý “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, cho rằng Khấu viên ngoại trai tăng một vạn nhưng phải gặp bất trắc. Bởi vậy đoàn thỉnh kinh nhất định phải hóa giải nạn này, đưa chân tướng phơi bày trước toàn thiên hạ.
Kỳ thực hành vi lương thiện của viên ngoại đã cải biến vận mệnh của ông, đưa ông đến một nơi tốt đẹp: tạm làm chưởng án giữ sổ bộ thiện duyên của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đồng thời vì Đường Tăng vẫn còn quá coi trọng chiếc áo cà sa bằng gấm, Ngộ Không mượn cơ hội để giúp ông vứt bỏ tâm này, lại khiến quan phủ vì thấy vật này mà biết đoàn thỉnh kinh thân phận không phải tầm thường, chuẩn bị sửa lại án sai. Cuối cùng viên ngoại trở về Dương gian, án oan được giải, đồng thời chứng thực Thiên Lý “thiện ác hữu báo”, năm thầy trò tiếp tục lên đường.
Trong Tây Du Ký tồn tại tư tưởng định mệnh, tư tưởng nhân quả báo ứng và Phật pháp vô biên để hướng con người đến hành động đúng đắn.Làm người cần phải tích đức hành thiện, bởi vì thiện ác hữu báo, tất thảy đều không thoát khỏi Luật nhân quả báo ứng. Một người làm ác thì hại người và hại cả bản thân mình, bởi lẽ tạo nghiệp và tổn đức, nên nghiệp báo chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Phật giáo thường thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Phật giáo thường thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Phật giáo thường thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Phật giáo thường thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm