Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 06/09/2013, 14:41 PM

Vị sư trụ trì kể câu chuyện về hai mặt của sự đố kỵ

Lời nói đã nói ra như vệt dầu loang trên biển, càng cố vớt, sóng càng đánh tản ra, càng loang xa chẳng có cách gì có thể gom lại được hết.

Gần nhà tôi có ngôi chùa cổ. Chùa nhỏ, dân nghèo nên chỉ có một sư trụ trì mà thôi. Nghe nói trước đây sư tu ở một ngôi chùa to nhất nhì nước, tiếng tăm, đức độ của sư đang lên nhưng rồi không rõ nguyên do gì, sư được điều về trụ trì ngôi chùa nhỏ ở làng tôi. Tôi không ăn chay niệm Phật, nhưng thỉnh thoảng có chuyện vui, chuyện buồn tôi vẫn thường ra hưởng ly nước vối nhà chùa và đàm đạo chuyện đời với sư.

Khi đã thân quen, có lần tôi hỏi: “Đang ở chùa lớn, ở nơi đô hội nườp nượp người vào ra, giờ về trụ trì chùa vắng này, sư có buồn không?”. “Có buồn - sư trả lời tôi - nhưng mọi sự ở đời, đừng ngồi mà nhâm nhi nỗi buồn, vì càng buồn thì nỗi buồn lại càng lớn hơn, vạn vật đều thay đổi từng giây, từng sát-na một, điều quan trọng là mình làm được điều gì có ích nhất trong điều kiện hiện tại”. “Buồn sao sư lại về đây?”. “Vì sự đố kỵ, nhưng không phải để tránh sự đố kỵ mà về để tu đắc đạo hơn”. “Chẳng lẽ nhà chùa cũng có sự đối kỵ sao?”. “Không ở đâu là không có sự đố kỵ. Có người đi tu nhưng có phải đã diệt được hết sự đố kỵ đâu, vẫn đang trên con đường tu mà”.
 
Hôm đó, câu chuyện của chúng tôi xoay quanh sự đố kỵ. Và sư như là người dẫn lối cho tôi vượt thoát được khỏi sự đố kỵ của chính mình và của người khác dành cho mình.

Thường thì chẳng ai thích mình bị người khác đố kỵ, nói xấu cả vì vậy khi bị người khác đố kỵ, nói xấu phản ứng đầu tiên là trách cứ, giận dỗi người nói xấu mình. Người nhuần tính thì không thèm nhìn “cái mặt không chơi được” của kẻ đố kỵ, nói xấu mình. Người nóng tính, nông nổi có khi còn vác nắm đấm đi nói chuyện cho nó ra ngô ra khoai.

Cả người nhuần và nóng tính sau đó thường đi than thở, thanh minh với người này người khác là mình không phải thế này, mình không phải thế kia, nhưng bị thằng này (con kia) đố kị, ghen ghét nên nó đi nói xấu thế này thế khác.

Lời nói đã nói ra như vệt dầu loang trên biển, càng cố vớt, sóng càng đánh tản ra, càng loang xa chẳng có cách gì có thể gom lại được hết. Kết cục là tình cảm sứt mẻ, mua thêm sự bực bội vào lòng, vò đầu bứt tai ấm ức suốt ngày chỉ đi than thở và có thể nói xấu lại người đã đố kỵ nói xấu mình.

Nếu sự việc cứ tiến triển như thế, thường xuyên sống mà phải để ý như thế thì khổ lắm, chẳng còn làm được việc gì mà nhan sắc ngày càng héo hon ủ dột, tài năng ngày càng sa sút vì không còn bụng dạ nào để mà chú tâm sáng tạo và chú tâm chăm chút đến bản thân.

Trong đời người chắc ít có ai không một vài lần bị người khác đố kỵ, ghanh ghét, nói xấu nhưng không phải ai khi bị đố kỵ, ganh ghét, nói xấu cũng đều mặt ủ, mày chau, sa sút tài năng nhan sắc tàn tạ cả.

Có người càng bị đố kỵ họ càng thăng tiến, càng chứng tỏ bản lĩnh và tài năng của mình. Những người như thế thường là người có bản lĩnh, hiểu đời, hiều người và nhất là hiểu mình. Người đó biết mình đang ở một tư thế mà người khác phải ghen tị, đố kỵ. Điều đó có thể làm cho họ buồn, nhưng cũng có nghĩa là họ càng vững vàng tin vào vị thế của mình. Chỉ có những người có vị thế mới hay bị đố kỵ. Khi bị đố kỵ, họ có dịp để xem lại mình và để phấn đấu. Họ như không để ý đến những điều tiếng xung quanh mà miệt mài sáng tạo, miệt mài đi đến cái đích mà họ đã chọn. Càng bị đố kỵ họ càng phấn đấu để chứng tỏ tài năng và vị thế của mình. Bằng chính tài năng và sự nỗ lực của chính mình họ đã chứng minh cho mọi người biết họ là người thực tài. Khi đã chứng mình được cho một lớp người biết thực tài của mình tất yếu sẽ sinh ra một lớp người đố kỵ mới, lớp người đố kỵ tầm cao hơn và họ lại tiếp tục phấn đấu và chứng minh.

Kết quả là sau mỗi lần bị đố kỵ, dèm pha, nói xấu họ càng trưởng thành, tiến bộ và tỏa sáng tài năng. Họ là người được lợi từ những lời đố kỵ.

Còn người đi đố kỵ là những người luôn có tâm địa hẹp hỏi, có cái nhìn thiển cận, không tự biết mình biết người, không chịu phấn đấu, suốt ngày đâm bị thóc, chọc bị gạo, bới móc những chuyện đâu đâu, chính lại là những người luôn luôn tụt hậu.

Khi đi đố kỵ với người khác chứng tỏ mình bắt đầu, hay đã cảm thấy thua người khác. Khi bị đố kỵ người khác cố phấn đầu đi lên còn mình thì do không tự biết mình biết người nên không chịu phấn đấu, không chịu để thời gian, để tâm cho làm việc, sáng tạo nên tụt hậu là điều tất yếu.

Mà càng tụt hậu, càng thấp kém lại càng hay đố kỵ. Cái quy luật đó tưởng dễ nhưng chắc không phải ai cũng suy ngẫm về nó?.

Tác giả: Nhà văn Nguyễn Thế Hùng/Nguồn: www.giadinh.net.vn
*Tiêu đề do BBT phatgiao.org.vn đặt
Links gốc: http:/giadinh.net.vn/blog/vi-su-tru-tri-va-cau-chuyen-ve-hai-mat-cua-do-ky-2013090502200854.htm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm