Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/04/2023, 09:56 AM

Vô thường đâu phải để bi quan?

Theo dòng chảy cuộc sống, xã hội cần biết về chữ “vô thường” mà Đức Phật tuyên giảng. Mang ý nghĩa về sự thay đổi, không bền vững, Thế Tôn dạy “Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường” để chúng ta nhận thức rõ về bản chất các pháp. 

Tuy nhiên, nhiều người lại ngộ nhận và gắn “Vô thường” với những điều bi quan và thái độ chán nản thất chí. Đôi tình nhân hôm qua còn mặn nồng, nay đã vội chia xa, người lẻ bóng bật cười chua chát thốt lên: “tình người vô thường”; Người trên đỉnh thành công bao người vây quanh tung hô, sau nhiều thất bại vấp ngã chỉ còn một mình, chán nản buông lời: “Danh lợi vô thường”; Những kẻ thất chí thả đời mình trong sa đoạ, tự bao biện: “Cuộc đời vô thường, sống cho hết kiếp tạm mà thôi”… 

Có thể thấy ngày càng nhiều những lời cảm thán tương tự ở xã hội hiện đại, nhất là khi mọi thứ không như ý. Miệng nói “Vô thường” nhưng lòng mang oán trách, đổ lỗi, có ý tiếc nuối, níu kéo những phù vân hư ảo. Đó chưa phải là cái nhìn sáng suốt và thấu đáo của người học Phật. 

Vô thường như chiếc đồng hồ báo thức tâm trí ta khỏi đắm nhiễm trong mộng mị phù vân.

Vô thường như chiếc đồng hồ báo thức tâm trí ta khỏi đắm nhiễm trong mộng mị phù vân.

Vô thường đâu chỉ có tàn phai, khi ta biết luân hồi và nhân quả, vô thường chính là phép màu cho ta cơ hội để sám hối tội lỗi trong vô lượng kiếp ta u mê gây tạo, là khởi nguồn động lực để ta thay đổi tốt đẹp hơn trong kiếp vị lai. Khi một nghịch ý xảy ra, đừng vội trách vô thường mà biết đâu trong những đời xa xưa, ta đã gây đau khổ cho người. 

Biết cuộc đời vô thường, nhưng được thân mạng người chính là món quà quý nhất trong lục đạo. Bao nhiêu chúng sinh dù đổi muôn trùng phước duyên thù thắng, cũng nguyện một lần làm người đi giữa hồng trần, nếm trải tình thương nhân gian, cảm nhận nỗi sầu dương thế, dấn thân chốn phồn hoa rực rỡ, cuối cùng dừng chân nơi non thanh núi vắng, vách mây chùa cổ, khi tâm đã dung chứa cả một đời, ghi nhớ hết thảy bài học nhân sinh, mới có thể mạnh mẽ bước ra con đường mê mờ hướng tới cảnh giới Thánh Hiền. Đâu phải vô cớ mà từ vô lượng kiếp tới nay, chư Bồ Tát đều sống kiếp cuối cùng ở cõi người trước khi thành Phật. 

Biết sinh lão bệnh tử như con sóng vô thường vỗ mãi ở biển luân hồi, Phật dạy nên rốt ráo chuẩn bị tư trang phước thiện để cưỡi lên sóng dữ, hướng mình tới những cảnh giới cao đẹp hơn. Lo sợ và hoảng loạn chỉ làm nổi lên những tham sân si trong tâm để rồi bị cơn sóng chìm dập tận đáy trầm luân. 

Vô thường như chiếc đồng hồ báo thức tâm trí ta khỏi đắm nhiễm trong mộng mị phù vân. Chính vì không gì là mãi mãi, càng thận trọng và biết ơn khi đối diện với nhân sinh, không vì được yêu mà sanh kiêu, vì giỏi mà sanh ngạo, vì tiền mà sanh tham. Đối đãi với người bằng chân thành, với đời bằng khiêm cung, với đạo bằng thiện tâm thì vô thường dẫu đến, cũng là mang theo sự thay đổi tốt đẹp của nhân quả. 

Là con Phật, chúng ta nhắc nhau thực tập khéo tư duy, đừng dễ dàng đổ lỗi “vô thường” trước nghịch cảnh, tránh cho những người chưa phát tâm, chưa có niềm tin với đạo hoặc tôn giáo bạn nghĩ “vô thường” như một tiếng than bi quan, một thái độ yếm thế buông xuôi cuộc đời, từ đó rơi vào tà kiến; và cũng tránh cho bản thân mình một nội kết nặng nề, thoái chí.  Ngược lại, khi đang đau khổ, chính vô thường cho ta hi vọng chuyện buồn sẽ qua, khi đang yên vui hưởng phước, vô thường khiến ta chánh niệm tỉnh giác, để không chấp vào phước mà tiếp tục tu tập phòng hộ thân tâm. 

Tới tinh cầu này cũng đến lúc tan hoại vào hư không, chi bằng trong lúc ta còn hơi thở, thế gian còn tồn tại, Phật pháp còn trường tồn, Mọi duyên đều tròn đầy, hết lòng trân quý hiện tại, yêu thương người thân, làm việc thiện lương, đọc sách trồng hoa, nghiền ngẫm lời Kinh, nhìn ngắm thời cuộc, núi cao sông dài, nắng ấm trăng thanh, đến cánh hoa ngọn cỏ cũng có phong vị riêng. Đến lúc đi hết đường trần, có thể đối trước Phật mà tâm tình, con đã sống một cuộc đời đáng sống. 

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết 

Đêm qua – sân trước – một cành mai 

Đều chịu tác động của vô thường, nhưng đáy mắt ta là xuân tàn hay in dấu một cành mai, là do chúng ta lựa chọn.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm