Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/10/2022, 12:20 PM

Vũ công mặc áo cà sa Phật giáo để "nhảy nhót, thác loạn" ở quán bia giữa lòng Hà Nội

Hình ảnh một người đàn ông mặc trang phục giống Nhà sư đang nhảy nhót cùng nhiều nữ vũ công ăn mặc ‘thiếu vải’… đã khiến người dân và các Phật tử vô cùng phẫn nộ. Sự việc được cho là xảy ra vào ngày 9/9/2022, tại một quán bia nằm trên địa bàn phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, Hà Nội).

Sự việc người đàn ông mặc trang phục Phật Giáo nhảy nhót cùng những vũ nữ ăn mặc 'mát mẻ' được cho là xảy ra vào tối ngày 9/9/2022 (ngày 14 tháng Tám Âm lịch) tại quán TOP.U Beer Lounge (Tầng 3, Toà nhà OCD, số 1 phố Ô Chợ Dừa, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội). (Ảnh cắt từ clip)

Sự việc người đàn ông mặc trang phục Phật Giáo nhảy nhót cùng những vũ nữ ăn mặc 'mát mẻ' được cho là xảy ra vào tối ngày 9/9/2022 (ngày 14 tháng Tám Âm lịch) tại quán TOP.U Beer Lounge (Tầng 3, Toà nhà OCD, số 1 phố Ô Chợ Dừa, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội). (Ảnh cắt từ clip)

Mới đây, trên mạng xã hội Facebook đã lan truyền một đoạn video clip ghi lại cảnh một người đàn ông đầu đội mũ Ngũ Trí Phật – một loại mũ của Phật giáo, trên người mặc áo cà sa – loại áo dài mặc ngoài của giới Tăng Lữ Phật giáo, trên cổ đeo chuỗi tràng hạt – một vật dụng sử dụng khi tụng kinh Phật, trên tay cầm micro đang say sưa nhảy nhót, ‘thác loạn’ cùng nhiều nữ vũ công mặc trang phục hở hang đang uốn éo những động tác nhảy ‘dung tục’ trong tiếng nhạc sôi động.

Đáng chú ý, người đàn ông mặc trang phục Phật giáo này nhảy múa tán loạn, liên tục cười cợt và mô phỏng hành động thường thấy của các Nhà sư bằng cách cầm chuỗi tràng hạt và chắp tay trước ngực rồi cúi người lạy về phía trước. Sau những màn ‘làm lố’ nói trên, người này cầm micro hô lớn để kích động các ‘dân chơi’ có mặt trong quán cùng nhau đứng lên nhún nhảy.

Được biết, vụ việc được cho là xảy ra vào tối ngày 9/9/2022 (ngày 14 tháng Tám Âm lịch) tại quán TOP.U Beer Lounge (Tầng 3, Toà nhà OCD, số 1 phố Ô Chợ Dừa, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội). Vào thời điểm này, quán TOP.U tổ chức chương trình nhảy múa có sử dụng nhạc mạnh và nhiều vũ công để phục vụ khách hàng nhậu nhẹt, uống bia rượu đón Tết trung thu. Và tiết mục phản cảm sử dụng một nam vũ công mặc trang phục Phật giáo nhảy nhót cùng nhiều vũ nữ ăn mặc ‘mát mẻ’ nói trên nằm trong chuỗi các hoạt động được quán này tổ chức để ‘hút khách’.

Người đàn ông này đầu đội mũ Ngũ Trí Phật, trên người mặc áo cà sa, cổ đeo chuỗi tràng hạt liên tục nhảy múa, cười cợt và mô phỏng hành động thường thấy của các Nhà sư bằng cách cầm chuỗi tràng hạt hoặc chắp tay trước ngực rồi cúi người lạy về phía trước. (Ảnh cắt từ clip)

Người đàn ông này đầu đội mũ Ngũ Trí Phật, trên người mặc áo cà sa, cổ đeo chuỗi tràng hạt liên tục nhảy múa, cười cợt và mô phỏng hành động thường thấy của các Nhà sư bằng cách cầm chuỗi tràng hạt hoặc chắp tay trước ngực rồi cúi người lạy về phía trước. (Ảnh cắt từ clip)

Việc một quán bia sử dụng hình ảnh thường thấy của các Nhà sư như đội mũ Ngũ Trí Phật, khoác áo cà sa, đeo chuỗi tràng hạt, chắp tay trước ngực lạy người để làm ‘trò tiêu khiển’ nhằm phục vụ những việc ‘ăn chơi nhảy múa’, nhậu nhẹt, say xỉn và thác loạn của những con người ‘lấy đêm làm ngày’ đã khiến cho dư luận, đặc biệt là những Phật tử vô cùng bức xúc và phẫn nộ.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc làm nói trên của những người điều hành quán TOP.U Beer Lounge là không thể chấp nhận được. Việc làm này đã xúc phạm nghiêm trọng đến Phật giáo, làm ‘hoen ố’ hình ảnh các Tăng Lữ Phật giáo đáng kính; lợi dụng hình ảnh, sự uy nghiêm và thanh danh của Phật giáo để ‘chơi trội’ nhằm phục vụ cho những mục đích tầm thường, để thu hút khách hàng nhằm trục lợi.

Việc làm này của quán bia được cho rằng đã xúc phạm nghiêm trọng đến Phật Giáo, làm ‘hoen ố’ hình ảnh các Tăng Lữ Phật Giáo đáng kính nói riêng và thanh danh của Phật Giáo nói chung nhằm ‘chơi trội’ để thu hút khách hàng hòng trục lợi. (Ảnh cắt từ clip)

Việc làm này của quán bia được cho rằng đã xúc phạm nghiêm trọng đến Phật Giáo, làm ‘hoen ố’ hình ảnh các Tăng Lữ Phật Giáo đáng kính nói riêng và thanh danh của Phật Giáo nói chung nhằm ‘chơi trội’ để thu hút khách hàng hòng trục lợi. (Ảnh cắt từ clip)

Với ‘suy nghĩ con buôn’, chạy theo lợi nhuận, đặt lợi nhuận lên trên hết, hành động sử dụng hình ảnh Nhà sư mặc áo cà sa, đeo chuỗi tràng hạt chắp tay lạy người – một hình tượng đại diện cho trí tuệ và sự từ bi, vô ngã của Phật giáo để làm ý tưởng cho tiết mục nhảy nhót khiêu dâm, dung tục và phản cảm nhằm ‘hút khách’ của quán TOP.U Beer Lounge liệu có phù hợp, nhất là tại một đất nước, nơi mà Đạo Phật vốn là một Tôn giáo lớn có tới phân nửa dân số tôn sùng như ở Việt Nam?

Cà sa – dịch từ tiếng Phạn là kasaya tên đầy đủ là cà sa duệ, theo nghĩa đó, kasaya không có ý nghĩa là y áo, y phục mà có nghĩa là bạc màu, cáu cặn hay hư hoại. Sách chữ Hán dịch kasaya là đạm (màu nhạt), trọc hay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch chữ này là hoại sắc, bất chính sắc, hư nát, dính bẩn… Chiếc áo cà sa của người xuất gia tượng trưng cho những gì nghèo nàn, thô sơ, giản dị và khiêm nhường nhất.

Chiếc áo cà sa còn là biểu tượng của phạm hạnh, của đức độ, là ánh đạo vàng, biểu trưng cho sự giác ngộ toàn năng nên được tứ chúng Phật tử rất tôn xưng và kính ngưỡng tuyệt đối. Đối với hàng Phật tử xuất gia, việc được khoác trên mình chiếc áo cà sa để hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sinh là một hạnh duyên thù thắng mang lại nhiều hạnh phúc, an lành và thành tựu.

Bên cạnh áo cà sa và mũ Trí Ngũ Phật, chuỗi tràng hạt cũng là vật dụng rất quan trọng trong Phật Giáo. Chuỗi tràng hạt thường dùng để niệm Phật, là vật tùy thân của các hành giả, giúp họ chú tâm vào trì niệm kinh Phật, đi sâu hơn vào các trạng thái của định để làm phát khởi tuệ giác. Trong Kinh điển Phật Giáo, nguồn gốc của tràng hạt và việc lần chuỗi hạt khi niệm Phật căn cứ vào sự khai thị của Đức Phật đối với vua Ba Lưu Ly theo Kinh Mộc Hoạn Tử. Các Tăng Lữ và Tu sĩ Phật Giáo thường mang chuỗi tràng hạt theo bên người như một bảo bối, một pháp khí hỗ trợ họ trên con đường tu học Phật Pháp. Cũng như chuông và mõ, chuỗi tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện tu tập của Phật Giáo.

Không như pháp phục của những Tôn giáo khác, chiếc áo cà sa của của Phật giáo không thuần túy chỉ là chiếc áo che mình mà đã trở thành một hình ảnh mang tính biểu trưng. Chiếc áo cà sa là một vật rất thiêng liêng không chỉ đối với các Tăng Lữ Phật giáo mà còn là biểu tượng của Đạo pháp, của sự tu hành. Áo cà sa không đơn giản thể hiện rằng người đang mặc nó là người đang theo Đạo Phật, mà chiếc áo còn mang hàm ý vô cùng rộng lớn và tượng trưng cho những gì trân quý và cao cả nhất.

Theo ngaynay.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiếng chuông sớm

Góc nhìn Phật tử 13:25 15/11/2024

Bà Hà giật mình khi tiếng chuông chùa xóm dưới vọng lên. Không cần xem đồng hồ bà cũng biết là 3 giờ rưỡi sáng. Bà đã chờ cái thời khắc này lâu lắm rồi. 24 tiếng đồng hồ. Với một người nằm bất động trên giường như bà, đó là cả một quãng thời gian kéo dài vô tận...

Nói với Phật

Góc nhìn Phật tử 10:37 15/11/2024

Tôi đã từng là một người chạy theo tham vọng. Mỗi ngày, tôi vùi đầu vào công việc, luôn tin rằng hạnh phúc và thành công chỉ có thể đến từ tiền bạc và địa vị. Cuộc sống cứ trôi qua như một dòng chảy hối hả, không chờ đợi ai, và càng lao về phía trước, tôi lại càng thấy mình kiệt quệ.

Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất

Góc nhìn Phật tử 13:50 14/11/2024

Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.

Mẹ là chính một kỳ quan

Góc nhìn Phật tử 16:30 13/11/2024

Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...

Xem thêm