Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 31/07/2024, 10:00 AM

Vu Lan mùa hiếu hạnh

Mỗi người chúng ta sẽ có những cảm xúc khác nhau khi nghĩ về cha, về mẹ; có người sẽ hạnh phúc khi vẫn còn bến đỗ bình yên của đời mình; có người chạnh lòng khi nghĩ về cha, mẹ đã quá cố; có người cảm thấy hối tiếc vì chưa báo đáp được thâm ân.

Những ngày đầu thu mang theo không khí trầm mặc của một mùa Vu Lan hiếu hạnh, những người con từ khắp muôn phương lại hướng vọng về Cha Mẹ để tưởng nhớ đến công đức sinh thành dưỡng dục. Ai cũng đều hiểu rằng nếu không có sự sinh thành và dưỡng dục ấy thì đâu thể có ta trưởng thành như ngày hôm nay.

Mỗi người chúng ta sẽ có những cảm xúc khác nhau khi nghĩ về cha, về mẹ; có người sẽ hạnh phúc khi vẫn còn bến đỗ bình yên của đời mình; có người chạnh lòng khi nghĩ về cha, mẹ đã quá cố; có người cảm thấy hối tiếc vì chưa báo đáp được thâm ân.

Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ thường được dân gian so sánh như núi cao như biển rộng, nhưng như thế cũng chưa cân xứng. Không có cha mẹ thì chúng ta không thể có hình hài này. Từ ngày chúng ta ra đời, cha mẹ luôn dành tình yêu và sự quan tâm vô điều kiện. Mẹ nuôi ta bằng những giọt sữa ngọt ngào; cha mẹ cận kề chăm sóc khi ta bị ốm. Cha mẹ làm việc vất vả không quản nhọc nhằn để đảm bảo các con no ấm, có đủ điều kiện học hành và phát triển.

Từ khi con còn nhỏ bé đến khi biết đi, biết nói và học cách tự chăm sóc bản thân, cha mẹ luôn bên cạnh và hướng dẫn từng chút một. Cha mẹ là những người thầy đầu tiên trong cuộc đời của chúng ta, chỉ dạy cho chúng ta những giá trị quý báu về đạo đức, ứng xử trong xã hội.

Nhớ mùa Vu Lan báo hiếu

398444611_928476898641418_3131297040953126960_n

Giữa nhịp sống hối hả của cuộc sống mưu sinh, đã có lúc ta mải mê chạy theo sự nghiệp, vật chất, danh vọng, không dành nhiều thời gian quan tâm đến cha mẹ. Chúng ta quên mất một điều rằng hai đấng sinh thành đang già và yếu đi từng ngày. Việc báo hiếu cha mẹ không chỉ trong một ngày, một bữa, cũng không phải đợi đến ngày lễ Vu Lan mới thể hiện bằng hành động.

Lễ Vu Lan hằng năm như một dịp trọng đại để nhắc nhở những người con hướng tâm về cha mẹ mình, sống chậm lại, suy ngẫm và tỏ lòng biết ơn, thành kính đối với đấng sinh thành.

Trong lễ Vu Lan thường có một nghi thức rất đặc biệt: “Lễ cài hoa hồng”. Nghi thức này xuất phát từ áng văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trong các buổi lễ Vu Lan diễn ra ở các chùa, mỗi người đều không quên cài lên ngực mình bông hồng một cách đầy nâng niu, trân trọng xen lẫn sự xúc động, bồi hồi. Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời; bông hồng màu hồng cho những người đã mất mẹ hoặc mất cha và bông hồng màu trắng cho những người không còn cả cha và mẹ.

Bông hồng tượng trưng cho tình yêu và sự cao quý. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực một bông hoa ngát hương thể hiện tấm lòng hiếu đạo hướng về cha mẹ, cầu mong cho cha mẹ những điều an lành, cũng như tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

Có nhiều người luôn băn khoăn, trăn trở không biết nên làm gì để thể hiện sự thành tâm báo hiếu trong lễ Vu Lan mà không biết rằng món quà quý giá nhất đối với cha mẹ đó là sự hiếu thảo của con cái. Sự hiếu thảo được thể hiện từ những hành động nhỏ nhất của chúng ta với cha mẹ hàng ngày.

Trong Kinh Tăng Chi bộ, Đức Phật có dạy: Có hai hạng người, này các Tỳ-kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Là cha và mẹ. “Nếu một bên vai cõng mẹ, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy hết trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội và dù tại đấy, mẹ cha có tiểu tiện đại tiện, như vậy, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cha và mẹ. Hơn nữa, nếu có an trí cho cha mẹ vào quốc độ với tối thượng và uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cha và mẹ. Vì cớ sao? Vì rằng cha mẹ giúp đỡ rất nhiều cho con cái, nuôi dưỡng chúng lớn và dẫn dắt chúng vào cuộc đời này”.

“Nhưng này các Tỳ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào thiện giới; đối với cha mẹ có lòng xan tham, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỳ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ cha và mẹ”.

Theo lời Phật dạy, bên cạnh việc phụng dưỡng về vật chất, người con hiếu hạnh nên khuyến khích cha mẹ quy y Tam Bảo, thọ trì Ngũ giới, thực hành bố thí, làm lành, xa lìa các việc xấu ác, nhận thức rõ sự vô thường sanh diệt, thân người giả tạm… Như vậy, ta có thể mang lại giá trị tinh thần an lạc, hạnh phúc, những hạt giống thiện lành cho cha mẹ ngay trong hiện tại đời này và cả những đời sau.

Ngày nay, “lễ Vu Lan” không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa tôn giáo mà dường như đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, ảnh hưởng sâu sắc đối với văn hóa cũng như đời sống tinh thần của mỗi người dân đất Việt. Mong sao tinh thần này ngày càng có thể lan tỏa rộng khắp, mỗi người con luôn lấy chữ hiếu làm đầu, luôn hướng tâm phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp phần nào công ơn sanh thành dưỡng dục to lớn ấy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm