Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 22/07/2024, 08:00 AM

Kinh Vu lan báo hiếu thực giải

Một vị giáo sư trên 70 tuổi đã nói với chúng tôi rằng, lúc nhỏ ông theo bà ngoại lên chùa nghe kinh Vu Lan báo hiếu một lần mà nhớ mãi không quên, nội dung hiếu đạo của bài kinh theo suốt cuộc đời góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách con người của ông.

Lễ Vu Lan báo hiếu, tiết Trung Nguyên, kỳ Xá tội vong nhân trong tháng 7 âm lịch trở thành nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Trong tháng 7 lễ Vu Lan các chùa viện thường tụng kinh Vu Lan báo hiếu.

Nội dung chính của kinh Vu Lan báo hiếu dạy chúng ta giáo lý hiếu đạo Phật giáo thông qua sự kiện ngài Mục Kiền Liên đã tu chứng thánh quả, dùng tâm chí thành chí hiếu, đạo lực tu hành và nương theo oai lực của mười phương Tăng chúng thiết trai cúng dường, trai giới tụng kinh, để cứu bà Thanh Đề thoát khỏi cảnh ngạ quỷ đói khát khổ đau, tái sanh về cõi an lành.

Bài kinh dành cho tất cả chúng sanh, con người, những ai làm con có trách nhiệm báo đáp công sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên ông bà cha mẹ nhiều đời. Ân đức của cha mẹ đối với con cái vô cùng to lớn, nhà Nho nói chín chữ cù lao, kinh chỉ ra mười ân đức của cha mẹ:

1 là giữ gìn cẩn thận khi mang thai; 2 là khổ đau trong sinh nở; 3 là lo lắng sinh cơ đến lúc sinh nở; 4 là ăn đắng cay chừa bùi ngọt cho con; 5 là nhường khô ráo dành nằm chỗ ướt; 6 là bú mớm nuôi nấng; 7 là tắm rửa săn sóc; 8 là Thương nhớ không nguôi; 9 là vì con, thậm chí làm ác; 10 là thương lo cho con không cần báo đáp.

Kinh Vu lan Báo hiếu (tiếng Việt, dễ nhớ)

02

Làm con phải hiếu vốn là thiên kinh địa nghĩa, báo hiếu là trách nhiệm đối với ông bà cha mẹ trong đời này, cũng như nhiều kiếp về trước. Chúng sanh luân hồi trong sáu nẻo, từng là thân thuộc với nhau. Rộng ra là giúp đỡ tất cả những chúng sinh đang bị đau khổ do tạo nghiệp bất thiện ở quá khứ lẫn hiện tại.

Nội dung hiếu đạo Phật giáo rất sâu và rộng, không chỉ chăm lo săn sóc phụng dưỡng thuốc men cơm cháo mà còn kính khuyên ông bà cha mẹ hiện đời quy kính Tam Bảo Phật Pháp Tăng, giữ gìn 5 giới (Không sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, dối trá, rượu chè hút sách); biết tu nhân tích đức, làm lành lánh dữ, xa lìa ác nghiệp, bố thí giúp người, học Phật, nghe kinh, toạ thiền, niệm Phật để tạo công đức phúc lành mãi mãi cho đời sau.

Hiếu là đạo; hiếu là thiện, hiếu là giới, hiếu là đức, hiếu là một phương pháp tu tập thực tế.

Giá trị văn hóa giáo dục nhân cách đạo đức của bài kinh này rất cao, đức Phật và các vị thánh đều là những tấm gương sáng về hiếu đạo. Xuất gia tu học đúng chánh pháp là một cách báo hiếu cao thượng.

Nhân quả, luân hồi, nghiệp báo cũng được kinh để cập chi tiết. Làm ác, phạm tội ngũ nghịch bất hiếu sẽ bị đoạ vào vô gián địa ngục chịu khổ vô cùng không có hồi kết thúc; Làm việc thiện lành, hiếu đạo, cúng dường Tam Bảo, làm phúc bố thí sẽ được sinh lên cõi trời hưởng thọ phước báu vô cùng.

Những người con có hiếu nên quy y Tam Bảo, tu tập 5 giới, hiếu thảo với ông bà, hiếu kính Tam Bảo, sống ngay thẳng lương thiện, biết làm phước giúp người. Khi ông bà, cha mẹ qua đời phải biết thỉnh chư Tăng Ni thanh tịnh tụng kinh siêu độ, ngày Rằm tháng 7 tổ chức pháp hội Vu Lan, thỉnh mười phương Tăng cúng dường cầu siêu ông bà cha mẹ quá vãng cũng như hồi hướng cấu nguyện cho ông bà cha mẹ hiện tiền được tăng phước tăng thọ.

Như vậy có thể thấy, đạo hiếu là nền tảng của đạo làm người và đạo thánh nhân.

Một số triều đại thời quân chủ phong kiến dùng hiếu trị quốc; lấy hiếu để chọn nhân tài cho đất nước.

Ngày nay cũng vậy, hiếu đạo có ý nghĩa không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách trí tuệ của con người, góp phần xây dựng một xã hội, một đất nước văn minh và ổn định, phát triển, mất đi đức tính tốt đẹp này, đạo đức phẩm chất của con người sẽ bị sa sút là khó tránh khỏi.

Các cư sĩ Phật tử có con cháu còn nhỏ nên khuyên dạy từ nhỏ đi chùa lễ Phật, quy y, sống thiện lành tích cực, học thuộc lòng kinh Vu Lan báo hiếu thì sau này lớn lên sẽ thành người con có hiếu với ông bà cha mẹ và là công dân lương thiện gương mẫu, có đóng góp tích cực cho xã hội, đất nước. Điều này lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng đã ghi lại rõ ràng nhưng tấm gương sáng ngời như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Phật hoàng Trần Nhân Tông ...

Kinh Vu Lan

Dạy hiếu đạo

Làm con phải nhớ

Trọn đời không quên

Ơn dưỡng dục.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Xem thêm