Vu Lan nhớ mẹ
Mùa Vu Lan năm nay tôi sẽ gắn trên ngực mình một bông hồng trắng vì mẹ tôi đã mất. Nhớ mẹ, tôi viết đôi dòng tâm tình cùng chư huynh đệ pháp lữ gần xa, để những ai còn mẹ mà không biết cung kính, hiếu dưỡng thì ngay bây giờ hãy nên suy ngẫm lại mà được sống với mẹ bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Nhiều khi cha mẹ vì thương con quá mức mà sẵn sàng làm tất cả các điều xấu ác bất chấp tiếng đời bêu rếu, chấp nhận mọi người khinh thường, coi rẻ, miễn sao con cái được cơm no áo ấm từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Tình thương cha mẹ dành cho con không một thứ tình nào trên đời này có thể so sánh được, chính vì vậy ai còn cha mẹ là người đang giàu có.
Đức Phật luôn nhắc nhở và khuyên nhủ mọi người lấy hạnh hiếu làm đầu nên Ngài thường nói:
Giáo dục gia đình là nền tảng quan trọng mà cha mẹ là vị thầy đầu tiên của con cái. Xưa nay, con nên hay hư là ảnh hưởng bởi cách thức dạy dỗ của cha mẹ đến 80%. Người trong thế gian ai được gọi là giàu hơn hết và ai sẽ là người nghèo hơn hết? Mẹ hiền còn sống gọi là giàu có. Mẹ hiền mất đi gọi là nghèo khổ. Nếu ai còn mẹ thì gọi là mặt trời mọc, mẹ hiền mất đi gọi là mặt trời lặn. Khi còn mẹ hiền thì gọi là đêm trăng sáng, ai mất mẹ rồi gọi là đêm tối không trăng.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Ngày xưa thầy Tử Lộ đội gạo mướn để nuôi mẹ, tuy nghèo khổ, khó khăn nhưng trong lòng rất vui vì có dịp gần gũi, nuôi dưỡng mẹ già. Ngài là người con có chí lớn, dù đội gạo mướn nuôi mẹ nhưng mỗi khi rảnh ngài đem kinh sách ra mài dùi “sôi kinh nấu sử”, nhờ vậy sau này ngài đỗ làm quan nhưng mẹ già không còn nữa. Ngài thật đúng là một người con chí hiếu nên đã than rằng: “Thà ta vác gạo mướn nuôi mẹ ngày hai bữa đạm bạc mà có tình mẹ con, còn hơn nay ta được vinh hiển đủ đầy mà mẹ không còn để sớm hôm phụng dưỡng”.
Cha mẹ làm nên thân ta, thầy Tổ cho ta trái tim yêu thương và hiểu biết, ơn này biết đến bao giờ mới có thể trả hết? Thật ra, con còn mẹ như mặt trời chiếu sáng, con mất mẹ như bóng tối phủ trùm. Trong cuộc đời này không có nỗi bất hạnh nào lớn bằng khi mất mẹ. Vì sao? Vì mẹ già trăm tuổi còn thương con tám mươi. Ôi công mẹ bao la như trời biển! Tôi bây giờ mới biết rõ điều này nhưng mẹ không còn nữa. Mùa Vu Lan năm nay tôi phải cài trên ngực mình một bông hồng trắng vì tôi không còn mẹ nữa kể từ đây.
Nhưng nếu tôi đủ duyên được ở Thường Chiếu lâu dài thì sẽ nấu cơm cho đến khi nào không còn sống nữa mới thôi. Nếu vì duyên sự đặc biệt mà phải làm việc chỗ khác thì tôi sẽ nấu cơm đến hết năm 2017. Việc nấu cơm phục vụ đại chúng đã giúp tôi vượt qua rất nhiều cám dỗ bên ngoài, mỗi khi nấu cơm phục vụ đại chúng tôi cảm thấy trong lòng an ổn lạ thường, nhờ vậy mà tôi an vui và phấn khởi, do đó tranh thủ viết được một số sách để cúng dường phật tử gần xa.
Khi đi làm các việc Phật sự bên ngoài, như một định luật khắc nghiệt khiến tôi mệt mỏi vô cùng, nhưng nghĩ lại vô số người đang trong tình trạng khốn khó, khổ đau đang mất niềm tin trong cuộc sống rất cần tình thương, sự san sẻ thì tôi lại gắng hết sức mình mà hoàn thành sứ mệnh. Vì cảm thương nhân loại ai cũng có nỗi khổ, niềm đau và đang chịu nhiều bất hạnh trong đời mà tôi đã và đang gắng từng bước vượt qua cạm bẫy cuộc đời.
Chúng tôi nói ra đây không phải để khoe khoang hay kể công gì hết mà chỉ mong rằng mọi người cùng có sự cảm thông với nhau trong tình người, tình nhân loại mà kết nối yêu thương và sẻ chia cuộc sống bằng trái tim hiểu biết.
Thích Đạt Ma Phổ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Niết bàn, sinh tử thị không hoa
Phật giáo thường thức 12:48 03/11/2024Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Phật giáo thường thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Phật giáo thường thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Xem thêm