Vui tươi đưa tay chào thân quyến và đồng đạo rồi an yên vãng sanh
Trước khi mất vài năm, bà biết trong mình có bệnh nhưng bà giấu các con. Bà ít nói chuyện, chuyên lo niệm Phật, hầu chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi xa được kết quả vẹn toàn. Điều này, đáng để cho những hành giả trên bước đường cầu sanh sang Phật Quốc phải học tập và phải tự hỏi lại chính mình.
Bà Nguyễn Thị Thai (1932-1997), nguyên quán tại Bắc Năng Gù. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Khá, thân mẫu là cụ bà Trương Thị Tốt.
Bà có cả thảy là sáu chị em và đứng thứ Hai trong gia đình.
Khi đến tuổi hoa xuân, bà kết hôn với ông Nguyễn Văn Chỉnh, quê ở Đốc Vàng, sinh được mười người con, năm người mất từ nhỏ. Định cư tại ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Bà chuyên lo nội trợ, thành phần lao động chính do ông chồng gánh vác.
Đến năm 1975, ông chồng thất nghiệp, kinh tế gia đình lần hồi sa sút, rồi lâm vào cảnh bần hàn, bà phải đi mót lúa, mót đậu, làm cỏ mướn... để sinh nhai.
Vì vật lộn với cuộc sống nhọc nhằn khổ cực, cho chuyện manh áo chén cơm, làm bà cảm nhận sâu sắc về kiếp người:
"Bèo bọt trôi sông quá chơi vơi,
Già trẻ trước sau chẳng ở đời.
Vạn vật thạnh suy còn rồi mất,
Luôn thay đổi chẳng lúc nào ngơi.
Sang hèn hạn định ba vuông đất,
Thọ yểu chỉ tồn một tấc hơi.
Trên cõi Ta Bà toàn những khổ,
Tu về Tịnh Độ ắt thảnh thơi."
Nữ Cư sĩ vãng sanh lưu lại thân kim cang bất hoại
Cho nên đến năm 1982, bà phát tâm trường chay. Mặc dù, đời sống vật chất túng thiếu nhưng bà và người con trai thứ Tư rất hăng hái tham gia công tác từ thiện xã hội, có khi bà nấu cơm đãi ăn tại nhà cho mấy mươi đồng đạo, trong những cuộc sưu tầm thuốc Nam quanh vùng.
Thời gian rảnh rỗi, bà thường nghiên cứu kệ giảng, rồi cũng thường khuyên nhắc người quen cố gắng tu thân, hành thiện.
Năm 1987 người bạn đường ra đi, bà lúc ấy 55 tuổi, cùng sống chung với ba người con, hai trai, một gái. Hoàn cảnh nghiệt ngã của cuộc đời, thôi thúc ý chí cầu sanh Tây Phương khẩn thiết.
Nhờ chân thật tu hành, tâm tính bà ngày càng trở nên hiền lành, nhẫn nhường, cần kiệm, rộng lòng thương người, lối xóm chòm riềng, ai ai cũng cảm mến.
Công khóa tu trì của bà luôn giữ đều đặn, lễ lạy mỗi ngày bốn thời, sau thời lễ lạy, bà thường ngồi niệm Phật tàn một cây nhang. Thỉnh thoảng, bà cũng thường đi hộ niệm, cầu nguyện hoặc theo đoàn lấy thuốc Nam ở núi, ở hòn... đôi khi, ra tới rừng ở tận Đồng Nai.
Trước khi mất vài năm, bà tự biết trong mình có bệnh nhưng bà giấu các con. Bà ít nói chuyện, chuyên lo niệm Phật, hầu chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi xa được kết quả vẹn toàn. Điều này, đáng để cho những hành giả đang trên bước đường cầu sanh sang Phật Quốc phải học tập và phải tự hỏi lại chính mình. Do vì:
"Đến Tây Phương khó, nhưng mà không khó,
Hỏi lại mình thật có muốn về chăng?
Trăm ngàn vạn thứ thảy thảy đều quăng,
Chỉ còn Cực Lạc khăng khăng trong lòng.
Được như vậy trần hồng xóa sổ.
Ao sen vàng sẽ trổ hoa xinh.
Hãy nên tự hỏi lại mình,
Nếu như đã quyết vãng sanh khó gì!"
Đầu năm 1996, khi bịnh phát tác dữ dội, các con đưa bà đến Chợ Mới, An Giang, Sài Gòn rồi ra Lái Thiêu. Các bác sĩ đều chẩn đoán là bị "Ung thư tử cung" và đều bó tay.
Về nhà, các con đặt bàn hương án, để nhờ đồng đạo đến hộ niệm và cầu an cho bà. Tuy cơn đau hoành hành, bà vẫn nhờ chư liên hữu hộ niệm và cầu siêu giùm chứ không cầu an. Vì bà muốn được vãng sanh càng sớm càng tốt.
Một hôm cô Út Đồng đến thăm, bà nói:
- “Nhờ quý cô cầu nguyện vãng sanh giùm tôi, vì tôi ham vãng sanh lắm!”
Cô Út hỏi:
- “Chị có nhớ niệm Phật thường không, chị Hai?”
Bà đáp:
- “Tôi không quên đâu, cô à! Tài sản có bao nhiêu đó mà không nhớ sao được!”
Bệnh mỗi lúc càng nặng hơn, nhưng bà vẫn bình tĩnh niệm Phật, tâm tâm ý ý cầu sanh Tây Phương.
Đến ngày 20 tháng 03 năm 1997, cô Út The, một liên hữu chân tu, thân quen với bà, tới hộ niệm cho bà. Vì thuở còn khỏe mạnh bà có nghe ông Hai Quắn ở Cần Thơ trước khi chết, đưa tay chào đồng đạo. Nên bà thích lắm, thường nói:
- “Chừng nào tôi chết, tôi cũng chào đồng đạo như vậy đó!”
Cho nên cô Út The lúc này hộ niệm bèn nhắc:
- “Cô nói, lúc chết, chào đồng đạo rồi mới vãng sanh! Bây giờ, cô tính chừng nào đi? Chừng nào chào đây?”.
Bà mỉm cười gật đầu thay cho lời đáp.
Đến sáng ngày 24 tháng 3 năm 1997, bà nói với người con trai thứ Tư rằng:
- "Tạo ơi! Bữa nay, con không đi đâu nghen! Ở nhà với mẹ! Con qua kêu Hai On, Năm Mum, Út Dứt... Kêu mấy anh em họp lại, thắp hương các ngôi thờ cúng đi!"
Khi mọi việc đã xong xuôi, thân quyến và đồng đạo tề tựu đông đủ, hộ niệm được một lát thì bà vui tươi đưa tay chào tất cả mọi người, rồi từ từ trút hơi thở sau cùng. Bà hưởng thọ 65 tuổi.
Trích sách "Chuyện Vãng Sanh" - Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa
Tư liệu 19:45 30/11/2024Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.
Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội
Tư liệu 09:26 30/11/2024Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.
Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm
Tư liệu 13:15 28/11/2024Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.
Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà
Tư liệu 16:15 27/11/2024Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.
Xem thêm