Thành tựu ngũ giới, vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ
Không những đời sau, hành giả sẽ được sanh về Thế Giới An Lạc mà ngay trong đời này, hành giả sẽ được an lạc, vô úy vì họ đã đoạn tận sát sanh, tức là cho vô lượng chúng sanh không sợ hãi, không hận thù, không hại, và ngược lại người ấy được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù...
(Tăng Chi Bộ Kinh, Chương 8: Tám Pháp, Phẩm Bố Thí, phần (XI) số 39 Nguồn nước công đức).
Với pháp lành (thiện căn) này, nguyện cầu về Tây Phương Tịnh Độ, sẽ được vãng sanh, được Trung Phẩm Thượng sanh.
Thọ trì ngũ giới, tu hành các giới, chẳng tạo ngũ nghịch, không có các tội lỗi: đem thiện căn này nguyện cầu vãng sanh Cực Lạc Thế Giới, Hành giả lúc lâm chung được A Di Đà Phật cùng các tỳ kheo quyến thuốc phóng quang tiếp dẫn, trong một khoảnh khắc vãng sanh về Tây Phương Tịnh Độ,… được Trung Phẩm Thượng Sanh (Quán Vô Lượng Thọ Kinh, HT Thích Trí Tịnh).
Việc thành tựu các học giới tương ưng với các hành giả theo Nam Tông, như trong cả năm bộ kinh Nikàya (Pali): Tiểu Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, và Tương Ưng Bộ Kinh, Đức Thích Tôn xác quyết những ai tin Phật bất động, tin Pháp bất động, tin Tăng bất động, và thành tựu các giới (ngũ giới đối với Phật tử tại gia), họ chính thức đạt thánh quả đầu tiên - Dự Lưu: Họ đã đoạn tân sanh vào đọa xứ, họ được sanh về thiên giới hay cõi đời này, không còn bị thối đọa, và quyết chắc chứng quả A la hán.
Thành tựu tín lực, vãng sanh Tịnh Độ
Dẫu biết rằng ý thanh tịnh là quan trọng nhất vì ý dẫn đầu các pháp: thiện nghiệp hay ác nghiệp là do ý tạo ra và do ý sinh ra. Tuy nhiên, đối với Phật tử tại gia, thành tựu 5 học giới thanh tịnh nghĩa là chỉ thân thanh tịnh và khẩu thanh tịnh. Chẳng hạn có người đã quy Tam Bảo có ý ăn cắp một đồng tiền vàng vì hoàn cảnh túng quẫn nhưng phập phồng lo sợ bị mất giới. Hữu tình này rất đau khổ vì đấu tranh giữa lấy hay không lấy đồng tiền vàng suốt cả ngày, nhưng cuối cùng đã thắng chính bản thân mình bằng quyết định không lấy cắp. Như vậy hành động ăn cắp không xảy ra (đoạn diệt) và như vậy hữu tình này hoàn toàn thanh tịnh về thân.
Bài thuyết pháp của Đức Phật dành cho các Bà-la-môn gia chủ ở Veludvàra là một minh chứng: những người Veludvàra đầy ham muốn: ham muốn có thật nhiều con, ham muốn có thật nhiều vàng bạc châu báu, thích sức nước hoa từ xứ Kasi, đeo vòng hoa và phấn sáp và cũng ham muốn đời sau sanh về thiện thú. Có lẽ vì biết họ là những người còn nhiều ham muốn nên ý thanh tịnh khó giữ nên Thế Tôn từ bi giảng dạy cách giữ giới thanh tịnh và xác quyết là chỉ cần hoàn toàn thanh tịnh về thân và hoàn toàn thanh tịnh về khẩu.
Đối với khẩu nghiệp, không chỉ nói láo làm hại người khác và lợi mình mà con bao gồm cả không nói hai lưỡi, không nói lời thô ác và không nói chuyện phù phiếm, tổng cộng có bốn nghiệp về khẩu.
(Tương Ưng Bộ Kinh, Tập V. Thiên Đại Phẩm, Chương XI Tương Ưng Dự Lưu a. I. Phẩm Veludvara. Phần 7 VII. Những Người ở Veludvàra. Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch. [Online] Availble http://www.budsas.org/uni/u- kinh-tuongungbo/tu5-55a.htm).
Tu hạnh Quán Âm sau khi chết sanh về đâu?
Vì thế những hành giả Tịnh độ, khi có niềm tin vững chắc vào Đại Nguyện bi trí viên mãn của A Di Đà Phật, tin vào Thế Giới Cực Lạc và thành tựu ngũ giới về thân và khẩu mà theo Thế Tôn trong Tăng Chi Bộ, hành giả có được không khó khăn, không phí sức (Tăng Chi Bộ Kinh, Chương 5 Năm Pháp. Phẩm XIII Nam Cư sĩ. Phần IX (179): Gia Chủ. Hòa Thượng Thích Minh Châu Dịch), thì hãy vui lên như hội trăng rằm, vì sau khi xả bỏ thân mạng, nhất định sanh về An Lạc Quốc như Lời Phật dạy.
Không những đời sau, hành giả sẽ được sanh về Thế Giới An Lạc mà ngay trong đời này, hành giả sẽ được an lạc, vô úy vì họ đã đoạn tận sát sanh, tức là cho vô lượng chúng sanh không sợ hãi, không hận thù, không hại, và ngược lại người ấy được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại; người ấy từ bỏ lấy của không cho…, nên được an lạc, hạnh phúc. Giữ ngũ giới trong sạch được xem là đại bố thí, được biết là tối sơ như đoạn kinh văn Nguồn Nước Công Đức của Tăng Chi Bộ Kinh, Chương 8, Phẩm Bố Thí như sau:
Này các Tỷ-kheo, có năm bố thí này, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, được biết là truyền thống cổ xưa, trước không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, tương lai không tạp loạn, không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường. Thế nào là năm?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh. Này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ nhất, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày... không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường.Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ tư, là nguồn nước thiện... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho... Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ hai, là đại bố thí, ... Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ năm, là nguồn nước thiện ... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục... Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ ba, là đại bố thí... Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ sáu, là nguồn nước thiện... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo... Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ tư, là đại bố thí, ... Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ bảy, là nguồn nước thiện... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này các Tỷ-kheo, vị Thánh Ðệ Tử đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ năm, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày...không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường. Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ tám, là nguồn nước thiện... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
(Tăng Chi Bộ Kinh, Chương 8: Tám Pháp, Phẩm Bố Thí, phần (XI) số 39 Nguồn nước công đức)
Vì thế hành giả với ngũ giới thanh tịnh: khả ái, khả hỷ, khả ý, an lạc ngay trong đời này, gia đình hạnh phúc, thế giới hòa bình, và sau khi bỏ thân mạng, sẽ sanh về Nước Cực Lạc như ý nguyện của hành giả, tương ưng với đại nguyện của chư Phật, của A Di Đà Phật như lời Phật dạy trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh.
Nguyện đem công đức này
Hướng về hết thảy chúng sinh khắp pháp giới
Đồng sanh nước Cực Lạc
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm