Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 02/10/2022, 14:32 PM

Vững chãi tinh tấn – đức tính cần có ở người con Phật

Đức Thế Tôn, một con người vĩ đại mang tình thương lớn đến với nhân loại. Suốt thời gian hoằng truyền chánh pháp, Ngài đã để biết bao lời dạy được chư Tổ ghi lại thành những bản kinh vừa có giá trị về văn học lẫn triết học…

Nếu chúng ta học tường tận, áp dụng vào cuộc sống thường nhật, quả là cuộc đời vẫn đẹp sao! Tâm an bình dù ngoài kia bập bùng sóng vỗ, ta vẫn có thể mỉm cười. Có Chánh pháp Như Lai, giúp ta vững chãi trong tất cả thời gian, ngay cả khi đón nhận nghịch cảnh. Tinh tấn siêng năng trong sự chuyển hóa những chướng ngại trên con đường tu tập, để có tinh thần với ý chí kiên cường luôn đi lên hướng đến cuộc sống chân – thiện – mỹ cả về vật chất lẫn tinh thần.

Mỗi tu sĩ cần sáng ngời tâm Phật bị lu mờ bởi những mây mù giăng lối, mặt trời trí tuệ sau những rặng mây phủ dày đặc kia được ló rạng…

Mỗi tu sĩ cần sáng ngời tâm Phật bị lu mờ bởi những mây mù giăng lối, mặt trời trí tuệ sau những rặng mây phủ dày đặc kia được ló rạng…

“Nếu tinh tấn chuyên cần

Không chi gọi khó khăn

Nước nhỏ giọt soi mãi

Đá cứng cũng mòn lần

Hành đạo tâm biếng lười

Không khác chi nhen lửa

Lửa chưa bén ngưng rồi

Mong lửa, lửa đâu có?”.

(Ni trưởng Huỳnh Liên)

Người xuất gia thường tinh tấn chuyên cần tu tập, không bỏ sót Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ). Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy ở phẩm đầu tiên “Phẩm Song Yếu” nhấn mạnh về tâm.

“Trong các pháp do tâm làm chủ

Tâm dẫn đầu tạo đủ các duyên

Tâm nhơ tạo nghiệp chẳng hiền

Như xe lăn bánh khổ liền theo sau.

Trong các pháp do tâm làm chủ

Tâm dẫn đầu tạo đủ các duyên

Tâm thanh tạo nghiệp tốt hiền

Như hình dọi bóng vui liền theo sau”.

Sức mạnh của nguồn tâm không tính kể, thiện ác cũng từ đây mà ra, nên chúng ta cần làm chủ tâm mình để điều tiết được hành động. Thân tướng đoan trang, oai nghi, tâm chánh niệm tỉnh giác trong từng bước chân hơi thở. Có oai đáng kính, có nghi đáng nể. Tiếp theo, Phật dạy người tu cần giữ tâm tinh tấn, siêng năng, chuyên cần, sống đời phạm hạnh như sen mọc trong bùn dù hôi tanh vẫn tỏa ngát hương thơm.

“Hoa sen thanh khiết thơm tho

Mọc ra giữa chốn bùn nhơ ao tù

Con người trí dũng bi từ

Hiện ra giữa chốn phàm phu tục trần”.

(Kinh Pháp Cú

– Ni trưởng Huỳnh Liên dịch)

Đời sống của người xuất gia cần phải biết tiết chế ngũ dục, sống đời phạm hạnh, tu tập theo chánh pháp phòng hộ các căn an nhiên thanh tịnh, thiểu dục và tri túc. Cuộc sống này không như ta mong muốn, đầy đủ sắc màu, cung bậc thăng trầm, không trải gấm thêu hoa nâng chân ta bước. Vậy, người xuất gia phải đón nhận chúng như thế nào cho đúng pháp? Đức Thế Tôn đã dạy nhiều về kham nhẫn. Nếu không nhẫn được, tam độc tự do bộc phát, tham – sân – si phá tan các công đức và phước đức ta đã vun bồi. Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật đã dạy: “Một đốm lửa sân đốt hết rừng công đức”. Vì thế, ta cần và rất cần rèn luyện đức nhẫn, học hạnh hoan hỷ và tùy hỷ như Đức Phật Di Lặc, dung những điều khó dung của thiên hạ, nhẫn những điều khó nhẫn của thế nhân… ấy mới là chân tu. Có như thế, ta sớm sống được với mùa xuân miên viễn bất tận trong mỗi người! Quê hương hà hữu ngay trước mặt nào phải kiếm tìm chi xa xôi!

Tâm thức bên trong, mỗi tu sĩ cần sáng ngời tâm Phật bị lu mờ bởi những mây mù giăng lối, mặt trời trí tuệ sau những rặng mây phủ dày đặc kia được ló rạng… Điều đó thật sự không hề dễ dàng, tổ Hoàng Bá Hy Vận đã răn dạy trong tác phẩm Uyển Lăng lục:

Trần lao quýnh thoát sự phi thường

Hệ bã thằng đầu tổ nhất trường

Bất thị nhất phiên hàn triệt cốt

Tranh đắc hoa mai phốc tỷ hương.

Dịch nghĩa:

Vượt cõi trần lao việc chẳng thường

Đầu dây nắm chặt giữ lập trường

Chẳng phải một phen xương lạnh buốt

Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương.

Người xuất gia tu hành cần nương lời dạy của Phật, sự nhắc nhở của thầy tổ, đại chúng, thông qua kinh điển để áp dụng tu hành cuộc sống mới có nhiều lợi lạc.

Người xuất gia tu hành cần nương lời dạy của Phật, sự nhắc nhở của thầy tổ, đại chúng, thông qua kinh điển để áp dụng tu hành cuộc sống mới có nhiều lợi lạc.

Quả là “vượt khỏi trần lao việc chẳng thường”. Làm một người tầm thường thì quá dễ, nhưng muốn thoát khỏi trần lao, phiền não thị phi, đối đãi trong sanh tử, đâu phải dễ, đây là việc phi thường của những bậc có chí lớn, nhân duyên sâu dày. Người xuất gia cần ý thức rõ, con đường đã chọn là con đường tu sửa và học tập. Sửa những điều xấu dở, học những tinh túy cao thượng, chuyển hóa mọi ngóc ngách uẩn khúc của tâm hồn phàm phu để bước ra khỏi cảnh thường tình, mà đến bờ giác ngộ an vui. Tổ Quy sơn đã nhắc trong Truy Môn Cảnh Huấn: “Quýnh thoát trần thế, ký kỳ xuất ly”. Ứng dụng thực tế khi nghe những lời trái tai, mạ lị, ta dùng trí tuệ quán chiếu, tâm ta sẽ bình an dù ngoại cảnh vẫn đang ồn ào… Muốn được như vậy: “Đầu dây nắm chặt giữ lập trường”.

Ý Tổ dạy có niềm tin kiên cố, bền lòng với lý tưởng tu hành, nắm vững cốt lõi, biết rõ nguồn tâm mà thẳng đó tiến tu, biết cái gì quan trọng mà trở về. Biết cái nào tạm bợ thì tập buông dần. Có như vậy, cuộc sống xuất gia mới có lợi ích thật sự.

“Chẳng phải một phen xương lạnh buốt

Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương”.

Trong cuộc sống tu hành, không nơi nào thuận buồm xuôi gió, phải trải qua biết bao gian truân thử thách tái tê lòng người, mới biết được sức kham nhẫn của mỗi hành giả đến đâu? Những khó khăn, nghịch cảnh là những bài kiểm tra vô cùng chất lượng để đánh giá lực tu, đức độ của mỗi người. Từ viên đá thô kệch muốn trở thành viên ngọc quý, phải qua biết bao sự chui rèn mài dũa. Cục đất sét muốn thành tách trà quý cũng phải trải qua quá trình nhào nặn, nung trên lửa đỏ… mới thành phẩm. Cũng phải qua những đêm đông lạnh buốt, hoa mai mới tỏa ngát mùi hương. Người tu sĩ cũng vậy, để xứng đáng là Thích tử Như Lai, đâu phải chuyện một sớm một chiều? Tu từ thân tướng bên ngoài đến tâm thức bên trong. Nguồn tâm trong sáng phải trở về. Biết những vọng tưởng trần lao phiền não là không thật, huyễn hóa, có rồi lại mất, đối đãi thương ghét cũng vậy thôi. Biết để tỉnh giác, trở về với chân thật bản tâm thanh tịnh xưa nay của mình. Nhược bằng lầm nhận vọng là chơn chẳng khác nào nấu cát muốn thành cơm ngon thì trọn không thể được (ý từ kinh Lăng Nghiêm).

Chúng ta hãy cùng nhau tinh tấn huân tu và nỗ lực không ngừng.

Chúng ta hãy cùng nhau tinh tấn huân tu và nỗ lực không ngừng.

Người xuất gia tu hành cần nương lời dạy của Phật, sự nhắc nhở của thầy tổ, đại chúng, thông qua kinh điển để áp dụng tu hành cuộc sống mới có nhiều lợi lạc. Văn, tư, tu (nghe, học để hiểu, hiểu để thực hành), có như vậy, mới không cô phụ chí hướng của người xuất gia, sanh trong trần thế nhưng không để bụi trần cuốn lôi, như trăng vượt khỏi mây mù chiếu soi. Hãy có niềm tin kiên cố nơi chánh pháp, nung nấu ý chí kiên cường bất khuất trước những khó khăn thử thách của ngoại cảnh, bền lòng vững chí tu hành, biết tự tạo niềm vui pháp lạc và Thiền định cho chính mình, vững chãi và thảnh thơi trong đời sống phạm hạnh, tinh tấn chuyên cần trong tu tập và chuyển hóa nội tâm, chúng sanh bên trong và chúng sanh bên ngoài nguyện một lòng độ tận. Tự lợi lợi tha đầy đủ, ta mới xứng đáng là con của Như Lai. Chúng ta hãy cùng nhau tinh tấn huân tu và nỗ lực không ngừng.

“Xin cho con tỉnh táo

Chớ kiêu mạn tự hào

Dù tu tiến đến đâu

Vẫn tự tìm chỗ dở”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm