Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 18/02/2020, 17:58 PM

Xác của Thiền sư Tây Tạng 600 năm không phân hủy

Truyền thuyết kể rằng, 600 năm trước, ngôi làng xuất hiện rất nhiều bọ cạp. Chúng tấn công giết gần hết dân làng. Vị sư này đã lên núi tu thiền rồi hóa. Khi vị sư chết, bầu trời xuất hiện cầu vồng, sấm chớp và bỗng dưng loài bọ cạp biến mất hoàn toàn. Đến nay, xác của ngài vẫn không bị phân hủy.

 > Vì sao các thiền sư bất hoại sau khi viên tịch?

Tây Tạng vốn là vùng đất có nhiều huyền bí. Hàng trăm năm qua, các nhà khoa học phương Tây đã tốn không ít công sức, trí tuệ để nghiên cứu, tìm hiểu, song vẫn bó tay trước những bí ẩn. Nơi đây, có những chuyện phi lý không tưởng tượng nổi, đi ngược lại toàn bộ quy luật khoa học.

Trong vô vàn chuyện huyền bí, thì những xác ướp tự nhiên khiến các nhà khoa học quan tâm nhất. Ai cũng biết rằng, để giữ được xác ướp, phải sử dụng hóa chất, hoặc tạo môi trường đặc biệt. Thế nhưng, những xác ướp ở Tây Tạng lại chẳng theo quy trình khoa học nào cả.

Xác của Thiền sư Tây Tạng 600 năm không phân hủy

Xác của Thiền sư Tây Tạng 600 năm không phân hủy

Trong một ngôi nhà nhỏ xíu, là nhà cầu siêu, trên đỉnh một quả núi trơ trọi đá và lộng gió, có một thi hài vô cùng đặc biệt. Thi hài đã ngồi bó gối suốt 600 năm qua. Mặc cho thế sự xoay vần, mặc cho thuyết chuyển hóa vật chất, xác ướp vẫn ngồi đó thách thức thời gian, thách thức các nhà khoa học.

Trong giới Phật giáo Tây Tạng, thì chuyện các thiền sư lỗi lạc, các tăng ni khi hóa biến thành xác ướp không có gì lạ lùng. Nhiều thiền sư, khi biết mình không sống được nữa, thì họ vào hang đá ngồi thiền. Người khác sẽ xếp đá bít cửa hang lại, chỉ để hở một lỗ nhỏ bằng ngón tay để không khí lưu thông.

Vào những ngày cuối đời, vị Thiền sư này đã ngồi kiết già.

Vào những ngày cuối đời, vị Thiền sư này đã ngồi kiết già.

Trong nhiều tháng trời, họ không ăn gì, chỉ uống chút nước. Họ ngồi trong hang theo tư thế kiết già. Tinh thần của các thiền sư thoát khỏi thể xác. Vài tháng sau, nếu thấy cửa hang có mùi hôi, thì chắc chắn thiền sư đó đã chết thối, họ sẽ mở hang đem chôn. Nhưng nếu thấy mùi thơm lan tỏa, thì vị thiền sư đã biến thành xá lợi toàn thân. Thiền sư đã trở thành một pho tượng bất tử bằng thịt xương.

Nhưng các nhà khoa học phương Tây không tin đều đó. Họ nghĩ rằng, các thiền sư này đã sử dụng bí quyết nào đó để ướp xác mình. Có thể họ uống một loại độc tố đặc biệt, để vi trùng không sinh sôi được, xác khô quắt lại và biến thành xác ướp.

Tóc vẫn còn trên xác khô 600 năm.

Tóc vẫn còn trên xác khô 600 năm.

Việc tìm ra hóa chất trong các xác ướp kiểu này rất đơn giản với khoa học hiện đại. Thế nhưng, đến nay, các nhà khoa học phương Tây vẫn chưa phát hiện ra loại hóa chất gì tồn tại trong những xác ướp khô quắt này. Xác ướp trên đây là một ví dụ.

Xác ướp kể trên, theo người dân địa phương, theo các tăng ni, là của nhà sư Tây Tạng có tên Sangha Tenzin. Xác ướp này vốn ở trong một hang động tự tạo, giống như ngôi mộ, ở làng Ghuen, thung lũng Spiti. Đây là vùng đất cấm, nằm ở ranh giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Xác ướp này vốn được người dân trong làng phát hiện từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Khi đó, khu vực này bị động đất mạnh, nhiều trái núi nứt toác, làm lộ ra hang mộ chứa xác ướp.

Vì là khu vực cấm, nên một thời gian dài, ngoài người dân làng Ghuen, thì không ai được biết đến. Chỉ đến gần đây, các nhà khoa học, những người leo núi mạo hiểm tìm đến, mới tiếp cận được xác ướp để nghiên cứu. Từ đó, thế giới mới biết đến sự tồn tại của xác ướp đặc biệt này.

Mặc dù đã trải qua 600 năm nằm trong hầm mộ, cùng với mấy chục năm lộ thiên, nhưng xác ướp vẫn còn rất tốt.

Mặc dù đã trải qua 600 năm nằm trong hầm mộ, cùng với mấy chục năm lộ thiên, nhưng xác ướp vẫn còn rất tốt.

Thấy được sự quý giá của xác ướp, các nhà khoa học phương Tây đã đề xuất chính quyền thực hiện phương pháp bảo quản. Chiếc lồng kính đã bọc xác ướp lại, rút chân không, để đảm bảo các điều kiện tự nhiên không tác động được đến xác ướp này.

Mặc dù đã trải qua 600 năm nằm trong hầm mộ, cùng với mấy chục năm lộ thiên, nhưng xác ướp vẫn còn rất tốt. Da khô lại, song vẫn giữ màu sắc tự nhiên. Xương cốt vẫn rất cứng. Thậm chí, tóc vẫn còn nguyên trên đầu. Răng, móng tay vẫn còn đủ.

Một số lý giải ban đầu như sau: Vào những ngày cuối đời, vị thiền sư này đã ngồi kiết già, không ăn uống gì cả. Do đó, lượng mỡ được đốt sạch. Các bộ phận của cơ thể cũng được tiêu đi, co lại còn rất nhỏ. Khi cơ thể thiền sư khô đét lại thì hóa. Trước khi chết, vị thiền sư này đã tự quấn dây vào cổ, nối với đùi, tay của mình. Khi chết, sợi dây đã giữ cho cơ thể trong tư thế ngồi bó gối.

Xác ướp này là thành tựu tu thiền đạt đến cảnh giới tối cao của các Thiền sư.

Xác ướp này là thành tựu tu thiền đạt đến cảnh giới tối cao của các Thiền sư.

Do cơ thể không còn nhiều năng lượng, nên hạn chế tối đa sự xâm chiếm của vi khuẩn. Cùng với đó là môi trường khô ráo, không có sự hoạt động của vi khuẩn. Chính vì thế, xác ướp được bảo quản một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, lý giải này của các nhà khoa học được đánh giá là thiếu thực tế. Người Tây Tạng tin rằng, xác ướp này là thành tựu tu thiền đạt đến cảnh giới tối cao của các Thiền sư.

Truyền thuyết của người dân kể rằng, 600 năm trước, ngôi làng xuất hiện rất nhiều bọ cạp. Loài bọ cạp tấn công giết gần hết dân làng. Vị sư này đã lên núi tu thiền rồi hóa. Khi ông chết, bầu trời xuất hiện cầu vồng, sấm chớp và bỗng dưng loài bọ cạp biến mất hoàn toàn.

Theo Diễm Bình - VTC News

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng

Quốc tế 10:00 25/11/2024

Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Xem thêm