Ý chí phi thường, vĩ đại của Hòa thượng Hư Vân
Chúng ta nhớ lại một tấm gương về ý chí phi thường, vĩ đại trong đạo Phật. Ý chí của Ngài được người đời nhớ đến qua việc thực hiện “tam bộ nhất bái” từ Phổ Đà đến Ngũ Đài Sơn để đảnh lễ Bồ tát Văn Thù, nhằm báo đền ân đức sanh thành của cha mẹ.
Chuyện kể rằng: Suốt thời gian đó, lúc trời quang cũng như mưa gió, khi nắng gắt hay bão tuyết mịt mùng ngài vẫn cứ đi, ba nước thì lạy một lạy, chuyên tâm hành lễ, dốc lòng niệm Thánh hiệu Bồ Tát Văn Thù. Trừ những lúc tật bệnh ra, không có một lý do nào ngăn được sự lễ bái của ngài. Sau 3 năm ròng rã, cuối cùng cuộc hành trình lễ bái cũng đã thành công, tuy ngài gặp gian nan, thử thách, nhưng lòng lại nhẹ nhàng hoan hỷ, càng vấp phải đắng cay, tâm ngài càng tỉnh giác, an ổn.
Câu chuyện xuất gia của Hòa thượng Hư Vân
Chính trong những lúc tưởng chừng như không có lối thoát, Bồ Tát Văn Thù đã thị hiện là người ăn mày xuất hiện kịp thời để cứu nguy cho ngài. Lúc đó trời lạnh cóng, tuyết rơi mù mịt che hết cả lối đi, trên đường không một bóng người qua lại, vậy mà một người ăn mày không biết từ đâu xuất hiện, hỏi:
-Ngài đi đâu?
-Tôi lên núi Ngũ Đài Sơn đãnh lễ Bồ Tát Văn Thù.
-Tôi đi Trường An, vừa từ Ngũ Đài tới đây, nên dấu giày vẫn còn in trên tuyết, ngài hãy đi theo dấu giày.
Ngài liền theo dấu giày đó mà đi. Đến khi trời quá lạnh, không có gì để ăn mà ngài còn thêm bệnh kiết lỵ nên kiệt sức, nằm lại một căn chòi hoang. Đúng lúc đó người ăn mày lại xuất hiện. Thế là, một tay ông chăm sóc cho ngài lành bệnh, rồi sau đó còn làm thị giả cho ngài suốt 3 tháng trời. Mọi việc như ăn uống, nấu nướng, giặt giũ, thậm chí gánh cả hành lý cho ngài...người ăn mày đều làm rất chu đáo. Đến khi biết hành trình của ngài đã êm, chướng ngại đã hết, người ăn mày thấy không cần phải giúp nữa nên rút lui.
Từ khi người ăn mày rút lui, ngài Hư Vân nôn nao tìm kiếm đến nỗi đầu ốc bốc hỏa, mũi chảy máu...đi đến đâu ngài cũng hỏi thăm tin tức về người ăn mày kỳ lạ này, vì lúc đó ngài vẫn chưa hiểu là mình đã được Bồ Tát giúp đỡ. Mãi cho đến khi sắp đến Ngũ Đài Sơn, gặp một bà lão Tăng, ông chăm chú lắng nghe ngài thuật lại mọi chuyện, rồi bỗng nhiên cung kính chắp tay nói: “Đó chính là hóa thân của Bồ Tát Văn Thù”. Nghe thế, Hòa thượng Hư Vân chỉ còn biết sụp xuống, đảnh lễ tạ ơn Bồ Tát mà thôi.
Ở đây chúng ta muốn nói đến cái nghị lực phi thường của Ngài, kiên quyết đạt được mục tiêu mà mình mong muốn dù gặp nhiều trở ngại cản ngăn, nhiều thử thách bủa vây. Đến mức bụng đói da lạnh, chỉ còn hơi thở, kéo dài một ngày, hai ngày, ba ngày... rồi từ từ ngài rơi vào trạng thái hôn mê không có cách nào để tiếp tục theo đuổi mục tiêu được nữa. Vậy mà, tất cả đều suôn sẻ, đều êm đẹp. Vì sao vậy? Vì chính sự nỗ lực và cố gắng hết sức của ngài đã cảm ứng được sự gia hộ của Bồ Tát Văn Thù.
Như vậy, chỉ người có quyết tâm cao, có ý chí mạnh mẽ mới làm nên việc lớn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1
Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế
Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.
Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam
Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.
Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất
Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.
Xem thêm