Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/02/2020, 08:10 AM

Ý nghĩa cầu an và cầu siêu theo dân gian

Ý nghĩa bình thường của các khoá Lễ Cầu An là thiết lễ, tụng kinh, cầu nguyện cho người sống thoát khỏi bệnh tật hay tai qua nạn khỏi. Còn Lễ Cầu Siêu cũng thế, nhưng mục đích là nguyện cầu cho người chết thoát khỏi cảnh khổ sanh về thế giới an vui.

> Nên tụng kinh gì để cầu an và tụng kinh gì để cầu siêu?

Bài liên quan

Con người sống trên thế gian này dù nghèo hay giàu, dù ở thành thị hay thôn quê, có ai mà không mong cầu sự bình an. Mong cầu bình an cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho bà con thân tộc mình, cầu bình an trong công việc làm ăn của mình. Rộng lớn hơn, là cầu mong cho đất nước quê hương mình được bình an và cả quốc gia đang cưu mang mình ở đây cũng luôn được bình an. 

Con người sống trên thế gian này dù nghèo hay giàu, dù ở thành thị hay thôn quê, có ai mà không mong cầu sự bình an.

Con người sống trên thế gian này dù nghèo hay giàu, dù ở thành thị hay thôn quê, có ai mà không mong cầu sự bình an.

Bài liên quan

Ý nghĩa bình thường của các khoá Lễ Cầu An là thiết lễ, tụng kinh, cầu nguyện cho người sống thoát khỏi bệnh tật hay tai qua nạn khỏi. Còn Lễ Cầu Siêu cũng thế, nhưng mục đích là nguyện cầu cho người chết thoát khỏi cảnh khổ sanh về thế giới an vui.

Cầu bình an có hai khuynh hướng: Thứ nhất là cầu an hướng nội tức là quay về bên trong, mong cho tâm chúng ta được bình an. Thứ hai là cầu an hướng ngoại là cầu những việc bên ngoài tâm, đó là mong cho công việc, sự nghiệp, danh vọng, đời sống vật chất của chúng ta được hanh thông tốt đẹp.

Chúng ta quên rằng sự bình an trong tâm hồn của con người là yếu tố cần thiết để mang lại sự bình an trong cuộc sống đời mình.

Chúng ta quên rằng sự bình an trong tâm hồn của con người là yếu tố cần thiết để mang lại sự bình an trong cuộc sống đời mình.

Bài liên quan

Đa số các Phật tử về chùa chỉ để ý cầu an loại thứ hai là mong sao cho gia đình được hạnh phúc, con cái nên người, sự nghiệp phát triển, lên lương lên chức, danh vọng cao xa, nổi tiếng trong thiên hạ... mà ít ai để ý đến loại cầu an thứ nhất là cầu an cho tâm hồn của mình được thanh thản bình an.

Như vậy vô hình chung, chúng ta đã bỏ gốc theo ngọn. Chúng ta quên rằng sự bình an trong tâm hồn của con người là yếu tố cần thiết để mang lại sự bình an trong cuộc sống đời mình.

Cầu siêu đúng pháp gọi là

Cầu siêu đúng pháp gọi là "Tác pháp Cầu siêu" nghĩa là người cầu xin được bình an

Bài liên quan

Phần đông, người ta mong cầu sự bình an về vật chất, thế mà khi đạt được vật chất rồi, tâm tư của họ vẫn còn lo âu đến sự được mất, như vậy người đó làm gì có hạnh phúc. Cho nên chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa cầu an như thế nào và cầu an làm sao cho đúng. Cầu an đúng pháp gọi là "Tác pháp Cầu An".

Cũng vậy cầu siêu đúng pháp gọi là "Tác pháp Cầu siêu" nghĩa là người cầu xin được bình an, người Chủ sám cầu an và những người tham dự lễ cầu an đều phải chí thành để tạo năng lượng mạnh mẽ thiện lành hầu trợ duyên cho người cầu bình an được thành tựu điều cầu xin.

Người chủ lễ và người tham dự cầu an hay cầu siêu không ngoài mục đích là giúp nạn nhân an tâm thoát khổ vậy mà chính tâm của họ đang bất an, đang nghĩ tưởng lung tung tạo thành một dòng năng lượng tạp niệm... thì khoá Lễ này hoàn toàn thất bại, không mang sự ích lợi nào cho người bệnh hay người mất.

Người chủ lễ và người tham dự cầu an hay cầu siêu không ngoài mục đích là giúp nạn nhân an tâm thoát khổ vậy mà chính tâm của họ đang bất an, đang nghĩ tưởng lung tung tạo thành một dòng năng lượng tạp niệm... thì khoá Lễ này hoàn toàn thất bại, không mang sự ích lợi nào cho người bệnh hay người mất.

Bài liên quan

Còn cầu an, cầu siêu không đúng pháp là cầu an, cầu siêu cho vui lòng thân nhân của người bệnh, hay làm lấy lệ bài bản theo nghi lễ cầu an, cầu siêu... cho xong chuyện. Trong lúc vị chủ lễ dâng lời cầu nguyện thì người tham dự bận lo nghĩ chuyện khác, đủ thứ vọng tưởng chi phối. Đôi khi họ không biết người bệnh hay người quá cố là ai. Cung cách cầu an hay cầu siêu này, người đời thường dè bỉu là "cầu an hay cầu siêu xã giao" nghĩa là làm để trả nợ cho người sống hay làm cho người sống an lòng.

Người chủ lễ và người tham dự cầu an hay cầu siêu không ngoài mục đích là giúp nạn nhân an tâm thoát khổ vậy mà chính tâm của họ đang bất an, đang nghĩ tưởng lung tung tạo thành một dòng năng lượng tạp niệm... thì khoá Lễ này hoàn toàn thất bại, không mang sự ích lợi nào cho người bệnh hay người mất.

Như vậy câu hỏi cầu an cầu siêu có kết quả hay không? Chúng ta tạm thời trả lời là Có, vì người đời thường hay nói:

Như vậy câu hỏi cầu an cầu siêu có kết quả hay không? Chúng ta tạm thời trả lời là Có, vì người đời thường hay nói: "Có tin có lành", nhưng cũng phải tuỳ theo người bệnh hay người chết có đủ điều kiện để tiếp nhận năng lượng gia hộ của chư Phật hay không?

Bài liên quan

Ví dụ: Người thân của xếp mình bị bệnh nặng. Xếp thông báo xin Lễ Cầu An cho thân nhân của xếp tại ngôi chùa nào đó. Mình là nhân viên của xếp hay là người có liên hệ làm ăn với xếp, mình đến tham dự Lễ Cầu An để làm đẹp lòng xếp. Vì nếu đồng nghiệp đi mà mình không đi thì sợ xếp ghét sẽ "đì" mình, cho nên mọi người cùng đến tham dự Lễ Cầu An, nhưng bằng cái tâm hời hợt lo ra như thế thì đâu tạo được năng lượng tốt đẹp gì để giúp cho người bệnh qua cơn hiểm nghèo.

Như vậy câu hỏi cầu an cầu siêu có kết quả hay không? Chúng ta tạm thời trả lời là Có, vì người đời thường hay nói: "Có tin có lành", nhưng cũng phải tuỳ theo người bệnh hay người chết có đủ điều kiện để tiếp nhận năng lượng gia hộ của chư Phật hay không? Điều kiện đó là chư Tăng, Ni chủ sám có đầy đủ giới đức, đạo hạnh, và đạo tràng nơi ngôi chùa đó có tu hành tinh tấn hài hoà và ngay cả bản thân người muốn nhận năng lượng cầu an cầu siêu có đầy đủ phước đức và công đức do chính bản thân của họ tạo ra hay không?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Thử nếm một tí thôi, chắc không hại gì đâu”

Kiến thức 08:45 04/04/2024

Năm món dục ở đời là hạnh phúc của con người, đụng vào liền dính mắc, không thoát ra được. Vì thế “Thử nếm một tí thôi, chắc không hại gì đâu” là một thách thức lớn cho con người trước mọi cám dỗ.

Dạy Phật pháp cho trẻ em (II)

Kiến thức 07:22 04/04/2024

Giáo lý đạo Phật dạy con người tinh thần trách nhiệm bản thân, tự tin, tự chủ, thành thật, tôn trọng sự sống và yêu thương người khác, tha thứ, hỷ xả, rộng lượng, điềm tĩnh, cân bằng và thận trọng trong suy nghĩ và hành động.

Thấu hiểu nhân quả, thay đổi cuộc đời

Kiến thức 17:51 03/04/2024

Cuộc sống hiện đại đưa đến nhiều vấn đề làm cho chúng ta phiền tâm mệt trí, thân tâm đều nặng nề. Nếu để cho những phương diện tiêu cực của cuộc sống bao trùm và cuốn mọi sinh hoạt của mình vào trong, cả thân và tâm của bạn trở nên bệnh hoạn.

Dạy Phật pháp cho trẻ em (I)

Kiến thức 17:09 03/04/2024

Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật đề cao sự giáo hóa và xem đó mới đích thực là thần thông trong đạo Phật, chứ không phải là thần thông biến hóa, phù phép lạ lùng vốn được nhiều người ngưỡng mộ và ưa chuộng.

Xem thêm