Ý nghĩa con số 7 trong đạo Phật
Không biết có phải ngẫu nhiên hay là tạo hoa đã ban cho số 7 có rất nhiều ý nghĩa trong xã hội và tôn giáo. Với đạo Phật, số 7 gắn liền với cuộc đời Đức Phật từ lúc Ngài sinh ra cho đến suốt cuộc đời hành đạo của Ngài. Vậy số 7 trong đạo Phật có ý nghĩa gì?
Bảy bước chân đầu tiên vào ngày Đản Sinh
Hình ảnh 7 bước chân đầu tiên của Đức Phật tương ứng với 7 đóa sen khi Đản Sinh là điều rất quen thuộc đối với những hành giả. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi, vì sao Đức Phật vừa mới sinh ra lại biết đi và đi 7 bước chứ không đi 3 bước, 5 bước hay 8 bước không?
Đó là sự nhiệm mầu. Với những hàng học giả, đó không là một vấn đề đáng tranh cãi bởi điều này là một sự tất yếu của một bậc Thánh khi giáng trần. Nhưng với những ai còn tò mò, thắc mắc, vì sao một trẻ thơ lại có thể bước đi ngay khi mới chào đời như Thái Tử Tất Đạt Đa?
Có thể lý giải như Ngài Tuệ Sỹ rằng‘ Đó là quy luật ở đời: cái gì đã thành lý tưởng thì cũng thành huyền thoại. Người dù hoàn thiện nhân cách mẫu mực thế nào đi nữa, cũng chỉ là nhân vật của một thời đại nhất định nào đó. Chỉ có nhân vật huyền thoại mới vượt ngoài không gian và thời gian, để làm mẫu mực cho xứ sở và mọi thời đại”
Những con số bảy trong kinh tạng Pali
Thái Tử Tất Đạt Đa bước đi ngay sau khi chào đời là một huyền thoại, nhưng huyền thoại này được chấp nhận và dần đi vào nhận thức như một lẽ tất yếu về sự kỳ diệu của một Đấng Giác Ngộ giáng trần. Huyền thoại này không làm khiến mọi người mê tín, mà sự kiện lịch sử này còn mang ý nghĩa sâu sắc, là cốt lõi chính yếu trong đạo Phật.
Đức Phật ra đời mục tiêu duy nhất là “Các đức Phật chỉ vì một việc trọng đại duy nhất mà ra đời, đó là vì khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật.” ( Kinh Pháp Hoa). Ngộ nhập tri kiến Phật để đánh tan sự vô minh đang che lấp Phật Tánh trong mỗi chúng ta, khi Phật Tánh đã hiện hiển thì đồng nghãi với việc giác ngộ và giải thoát. Giải thoát chính là thoát khỏi 6 nẻo luân hồi: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, A Tu La, Trời, Người, để bước lên bậc cao hơn, đó là vô sanh, là bước thứ 7 của Đức Phật..
Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật bước 7 bước chân mà đó thể hiện sự ung dung, tự tại của một đấng Giác Ngộ, vào 6 nẻo luân hồi để độ thoát và bước ra khỏi đó. Bước thứ 7 mà không là bước thứ 8 để khẳng định rằng, sự giải thoát 6 nẻo luân hồi là mục tiêu duy nhất mà Đức Phật sẽ giúp cho chúng sanh khi Ngài thị hiện ở cõi Ta Bà.
Tám cánh hoa sen và Bảy bước chân Đức Phật trên tòa sen
Bốn mươi chín ngày ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề
Thành đạo sau 49 ngày thiền định dưới cội Bồ Đề là một móc son quan trọng không chỉ trong cuộc đời Đức Phật mà là của cả nhân loại. 49 ngày đánh đấu sự ra đời của đạo Phật thiêng liêng. Thiền định với lời đại nguyện sâu rộng “ Cho dù thịt nát xương tan, nếu ta không thành đạo quyết không rồi khỏi cội Bồ Đề này” là lời dạy của Đức Phật về sự tinh tấn trong quá trình tu hành. 49 ngày cũng gắn liền với số 7. Đó là cấp số nhân của 7 ( 7 nhân 7 49 ngày), để nhấn mạnh sự tinh tấn và càng phải tinh tấn hơn nữa mới đạt đạo.
Bảy ngày tinh tấn niệm Phật về cõi Tịnh Độ
Sự tinh tấn tu học lại gắn liền với số 7 trong 7 ngày niệm Phật nhất tâm bất loạn để về với cõi Tây Phương Cực Lạc theo Kinh A Di Đà đã dạy: “Khi sắp lâm chung, mau thì 1 ngày chậm thì 7 ngày niệm Phật liền được vãng sanh Tịnh Độ’ Nhiều người cũng sẽ thắc mắc, vì sao không niệm 6 ngày hay 8 ngày mà niệm 7 ngày sẽ về cõi Tịnh Độ? Vì sao về cõi Tịnh Độ lại dễ dàng như thế, trong khi Đức Phật phải ngồi thiền định 49 ngày mới thành đạo?
Niệm Phật 7 ngày với tâm bất loạn, nghĩa ra phải dùng câu niệm Phật để điều ngự những dục vọng mà chúng ta đang có sẽ được vãng sanh. Theo Tịnh Độ Tông, vãng sanh nghĩa là hành giả muốn chuyển hóa thế giới phiền não ngay trong tâm mình thì phải tu tập pháp môn niệm Phật, để tâm được thanh tịnh. Chỉ có chính ta mới biết mình tham lam, nóng giận và si mê đang hoành hành như thế nào, mạnh mẽ hay âm ĩ, mức độ hoạt động như thế nào? Chúng ta chuyển hóa nó bằng phương pháp niệm Phật.
Những lo toan, tính toán trong cuộc đời được hành giả thay vào đó bằng phương pháp niệm Phật, như một biện pháp ngăn chặn, không cho phiền não hoạt động hoặc xâm nhập. Khi chạy theo 6 trần ( sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) thì ô nhiễm xuất hiện, tâm của chúng ta sẽ đón nhận cảnh khổ như ở địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, nên có câu: “Lục căn lục trần vọng tác vô biên chi tội, mê luân khổ hải ngạ quỷ đạo trung”.
Do đó, niệm Phật 7 ngày để được vãng sanh chỉa là ngụ ý để sách tấn chúng ta phải cố gắng, nỗ lực điều chỉnh lại thân tâm cho thật thanh tịnh, không bị vướng mắt bởi bất kỳ điều gì, khi đó sẽ được vãng sanh về thế giới chư Phật, thoát khỏi luân hồi.
Ý nghĩa bảy bước chân của Đức Phật
Số 7 bao trùm cả không gian và thời gian.
Nếu như không gian có bốn phía: Đông, Tây, Nam, Bắc thì thời gian có ba giai đoạn: quá khứ, hiện tại, vị lai. Số 7 trong đạo Phật còn có ý nghĩa là bao gồm cả không gian và thời gian. Chân lý của Đức Phật xuyên suốt cả vũ trụ và sống mãi cùng năm tháng. Dù thời gian có thay đổi, dù thời đại có đổi thay nhưng lời Phật dạy bằng chân lý sâu xa không bao giờ phai tàn. 2600 năm tồn tại của đạo Phật là minh chứng cho điều này.
Số 7 trong các tôn giáo, dân tộc nói chung và trong đạo Phật nói riêng mang một ý nghĩa tâm kinh sâu sắc. Với đạo Phật, số 7 không đơn thuần là biểu tượng mang tính trù tượng, khô khan, hoặc không mang một hàm ý là cột mốc lịch sử giản đơn, mà ở đây, số 7 còn ẩn ý về lời dậy của Đức Phật về sự tinh tấn, nỗ lực tu hành cũng như nói lên mục tiêu duy nhất của đạo Phật: Có mặt tại thế gian để cứu khổ ban vui.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Xem thêm