Ý nghĩa của Tứ Chánh Cần
Tứ Chánh Cần dường như là thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử chúng ta. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ đế. Pháp này còn có tên gọi khác là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn…nhưng ta vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần.
Trong cuộc sống, có đôi lúc chúng ta bắt gặp những hình ảnh thôi thúc bản thân mình cố gắng hơn trên con đường của mình đã chọn. Đối với người Phật tử nói chung và người xuất gia nói riêng thì ai cũng muốn thay đổi. Đối với người Phật tử thì cố gắng làm sao an ổn nơi tâm hồn, gia đình hạnh phúc là điều mà mọi người hằng mong đợi. Để cuộc sống thoải mái bớt đi những muộn phiền những sự tranh đấu nơi chốn thương trường đạo Phật có mặt trên thế gian này nhầm giúp con người chuyển hóa từ cái ác đi về cái thiện, từ tối ra sáng, từ con nhộng yếu đuối trở thành con bướm xinh đẹp mạnh mẽ bay lượn trong ánh nắng ban mai. Chỉ có lời dạy của Đức Phật là liều thuốc quý là phương pháp giúp chúng ta chuyển mê khai ngộ hướng con người đến đại lộ thênh thang, là bước đệm vững chãi cho những ai muốn bước lên thềm thang giác ngộ.
Tứ Chánh Cần dường như là thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử chúng ta. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ đế (4 niệm xứ, 4 chánh cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 bồ đề phần, 8 chánh đạo). Pháp này còn có tên gọi khác là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn…, nhưng ta vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần.
Ý nghĩa của Tứ Chánh Cần là gì?
Tứ Chánh Cần là bốn pháp siêng năng tinh tấn hợp với chánh đạo. Bốn phép tinh tấn ấy là:
Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh.Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh.Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh.
1. “Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh” là gì?
Trước khi đi vào điều tinh tấn thứ nhất thì chúng ta phải hiểu thiện và ác là gì?
Những việc làm có thể mang lại hạnh phúc và an lạc cho người cũng như cho ta trong đời sống hiện tại cũng như trong tương lai.
Ngược lại với nguyên lý thiện là ác. Những việc làm của chúng ta có thể gây tổn hại hay gây đau khổ cho mình và người trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Qua định nghĩa thiện và ác thì chúng ta thấy rằng: Nhân duyên của mỗi chúng ta tái sanh là con người là do kiếp trước đã gieo nhân là người đó là quy y Tam Bảo và vâng giữ 5 giới (không sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu) còn mỗi cá nhân chúng ta như thế nào thì còn phụ thuộc và hạnh nghiệp của mỗi người nữa.
Kinh Pháp Cú câu thứ nhất có dạy “Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ ý tạo tác, nếu với ý ô nhiễm nói lên hay hành động, khỗ não bước theo sau như xe, chân vật kéo”. Qua đó thấy rằng mọi hành động đều bắt đầu từ suy nghĩ cho nên tinh tấn ngăn trừ những điều ác phát sanh phải ngăn chặn ngay từ suy nghĩ.
2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh là gì?
Chúng ta thường nghe “Ăn cắp quen tay ngủ ngày quen mắt”. Những suy nghĩ một khi đã phát khởi ra ngoài trở thành hành động thì đã thành nghiệp rồi còn lành hay dữ là do chúng ta tác ý lành hay dữ nữa. Một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ thành thói quen ấy gọi là “Nghiệp”. Cho nên chế ngự tam nghiệp là cách duy nhất ngăn ngừa những việc ác đã phát sanh, “Họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập”.
Vì thế nên hay không nên cũng từ cái miệng này mà ra. Cái gì làm lần đầu hay mới làm cũng rất là khó. Giống như mới bắt đầu một công việc trái với sở thích và đam mê thì dễ sinh ra lòng chán nản, cho nên sự quyết tâm kiên trì để đạt được thành công là cả một quá trình nổ lực của tự thân. Đừng bỏ cuộc giữa chừng để rồi sau này người đau khổ lại là chính bản thân chúng ta.
3. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh là gì?
Như chúng ta đã nói ở phần trên một khi chúng ta đã có định hướng thì phải thực hiện được, nhưng đòi hỏi người ấy phải có nghị lực bản thân phải vượt qua mọi cám dỗ của tâm, và sự mệt mỏi của thân. Giống như chúng ta cầm cung tên lên thì chúng ta phải có hướng và biết rõ hướng mũi tên nó sẽ đi đến đâu. Việc làm để phát sinh các điều thiện cũng vậy, chúng ta phải biết rằng việc làm của chúng ta có gây hại cho bất kỳ ai hay không? Nếu có gây hại thì sẽ như thế nào? Chỉ cần bao nhiều suy nghĩ đó thôi cũng đủ cho chúng ta có câu trả lời là có nên làm hay không.
Hóa giải tức giận theo nguyên tắc chữ Nhẫn của nhà Phật
Nếu một ly nước đã không còn đục hay bợ nhơ, ô nhiễm gì nữa thì nước sẽ uống và còn phục vụ chúng ta trong mọi sinh hoạt hằng ngày.
Cũng vậy nếu mỗi người chúng ta phát khởi một điều tốt thì sẽ như thế nào? Ví dụ kêu gọi cứu trợ đồng bào lũ lụt, giúp đỡ những mãnh đời bất hạnh… Nếu lúc trước thân khẩu ý của chúng ta đã gây biết bao nhiêu tội lỗi rồi thì cũng đừng có ngại chuyện quá khứ để trì hoãn việc ý niệm thiện đang phát khởi trong tâm và chuyển nó thành hành động. Đó cũng là một trong rất nhiều lý do để chúng ta không thể nào hành thiện được.
Cho nên nếu những suy nghĩ tiêu cực ấy xuất hiện trong đầu chúng ta phải loại bỏ ngay lập tức, vì nó chỉ là suy nghĩ để đánh lừa ngăn cản chúng ta thực hiện những hành động tốt. Cố gắng vượt qua những suy nghĩ đó là chúng ta đã đặt một bước chân vững chải trên con đường thực hiện ước mơ thay đổi số phận và con người của chính mình. Cho nên mọi hành động thiện hay ác đều xuất phát từ suy nghĩ, vì lý do đó mà câu Kinh Pháp Cú thứ 2 là:
Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng, không rời hình.
Tầm quan trọng của Tứ Vô Lượng Tâm trong bối cảnh toàn cầu hóa
4. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh là gì?
Cũng như một ly nước đã thành nước sạch thì có thể làm rất là nhiều việc như nấu ăn, chế biến thành những loại thức uống, …Cũng vậy một khi chúng ta đã hình thành nếp suy nghĩ là những hành động này có thể mang lại hạnh phúc cho ta và tha nhân, thấy chúng ta làm được việc tốt ai cũng thích và cũng muốn làm thêm nữa và nhiều hơn nữa. Đây cũng giống như là vụ làm ăn lớn nhất mà chúng ta cần đầu tư vào, tuy hao tốn sức lực và thời gian nhưng lợi nhuận chúng ta thu vào ngoài sức tưởng tượng. Tam nghiệp là thành phần chính cộng thêm chất xúc tác là Tam Độc nữa thì kết quả phản ứng chúng ta thu được là phiền não, đau khổ, đọa lạc. Còn ngược lại nếu trình nhân quả chúng ta có công thức chung là Tam nghiệp kết hợp với Thiện ý thì kết quả chúng ta thu được sẽ là hạnh phúc an lạc, không những cho mình và cho nhiều người.
Lời Phật dạy giúp chúng sinh chuyển mê khai ngộ và nhận thức rõ hơn đâu là đúng đâu là sai. Chúng ta phải có một cách nhìn nhận tích cực trước và sau khi chúng ta học Phật chúng ta đã gặt hái được những gì? Xem những phương trình mà chúng ta tự đặt ra nó có đem đến kết quả tốt hay không? Nếu có niềm vui thì chúng ta đã đi đúng hướng, ngược lại nếu kết quả không như chúng ta mong đợi thì xem chất xúc tác là gì?
Để bước trên đại lộ thênh thang thì chúng ta phải trải qua biết bao nhiêu là con đường cho nên một khi đã tìm được hướng đi thì hãy bước những bước chân thật tự tin vì con đường là do mình chọn và đi hay không là quyền của mình. Vì lời Phật dạy về Ý nghĩa của Tứ Chánh Cần chính là la bàn chuẩn xác nhất trên lộ trình tu học.
> Xem thêm video Tam tự tánh trong Phật giáo:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm