Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 06/03/2020, 11:37 AM

Hàm ý Tứ đại Thiên vương hộ pháp thần của Phật giáo

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì thế giới Ta Bà trên tâm niệm, hộ trì gìn giữ sự an ổn cho xã hội, luôn luôn nghe nhiều học hỏi, để tăng trưởng trí tuệ, tịnh tâm xem xét quán chiếu mọi vấn đề, học hỏi hết thảy những điều tốt đẹp.

Tứ đại Thiên vương trong đạo Phật là những ai?

Tứ Đại Thiên vương là những ai?

Tứ Đại Thiên vương là bốn vị Thiên thần thuộc bộ Nhị Thập Thiên ở tầng thứ nhất của dục giới Ta Bà, có nơi gọi là Tứ Đại Kim Cang, nhưng đó là sai lầm, phải gọi là Tứ Đại Thiên Vương, còn xưng là Hộ Thế Thiên Vương, trong thế giới quan của Phật giáo, Tu Di sơn, giữa núi Tu di có bốn ngọn núi là nơi cư trú của Tứ Thiên Vương. Vị trí nằm ở lưng của núi Tu di. Trong hệ thống thờ tự Thiên Vương của Phật giáo, thường thì kiến trúc thờ tượng Thiên Vương được gọi là Thiên Vương Điện và vị trí thường được đặt ở cổng chính khi vào chùa.

Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La, núi này có bốn đỉnh, mỗi đỉnh có một vị Thiên Vương trấn giữ, hộ trì cho tứ thiên hạ, bốn cõi thiên hạ còn gọi là Tứ Đại Bộ Châu, gồm có Đông Thắng Thần Châu ở phương Đông, Nam Thiệm Bộ Châu (địa cầu) ở phương Nam, Tây Ngưu Hạ Châu ở phương Tây, Bắc Cu Lư (Lô) Châu ở phương Bắc. Tứ Đại Bộ Châu thuộc tầng thứ nhất của trời dục giới.

Quan niệm thế giới quan của Phật giáo, chia thế giới ra thành ba; Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, Phật giáo cho rằng hết thảy hữu tình chúng sanh đều luân hồi sanh tử trong Tam giới, chỉ cho đến khi nào tu hành đạt đến cảnh giới Niết Bàn thì mới có thể vượt ra ngoài Tam giới thành Phật, không còn thọ luân hồi khổ nữa. Dục giới lại có lục thiên, sáu tầng trời là nơi cư trú của Thiên thần, Tứ Đại Thiên Vương ở trong tầng thứ nhất trong sáu tầng trời.

Đông phương Trì Quốc Thiên Vương: 

Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương

Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương

Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?

Tên là Đa La Tra, ở vùng đất làm bằng vàng, phía Đông của núi Tu di. Đông Trì Quốc Thiên Vương , đại ý cho ý niệm trách nhiệm hộ trì quốc gia, là một người sống trong một cộng đồng một quốc gia, phải có tinh thần trách nhiệm gìn giữ sự ổn định an lạc cho đất nước và cộng đồng của mình, tận tâm tận lực bảo vệ đất nước, tận tâm tận ý gìn giữ hòa bình và ổn định của quốc gia, làm cho dân giàu nước mạnh, và đây cũng là đạo lý làm người lãnh đạo đất nước hộ trì nhân dân.

Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương: 

Nam Phương Tăng TrưởngThiên Vương

Nam Phương Tăng TrưởngThiên Vương

Tên là Tỳ Lưu Ly, ở vùng đất làm bằng lưu ly, phía Nam của núi Tu di. Nam Tăng Trưởng Thiên Vương là vị Thiên Vương hộ trì của thế giới Ta Bà, ứng với sự luân chuyển của thế giới Ta bà, là luôn luôn tiến đến không khi nào dừng lại nên gọi là Tăng trưởng, vì vậy Tăng Trưởng Thiên Vương luôn luôn có tâm niệm nhắc nhở người trong cảnh giới Ta bà, muốn được an lạc giải thoát điều quan trọng nhất là phải luôn tu hành để tăng trưởng đạo hạnh, tăng trưởng đức hạnh, cho đến tăng trưởng học vấn, trí tuệ, năng lực, hết thảy các pháp lành đều được tăng trưởng, vĩnh viễn không dừng, như vậy thế giới luôn luôn tăng trưởng theo hướng tốt đẹp, tạo thành một thế giới tốt đẹp an lạc trong tương lai.

Con đường tu tập của Bồ Tát như thế nào?

Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương: 
Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương

Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương

Tên là Tỳ Lưu Bát Xoa, ở vùng đất làm bằng bạc trắng phía Tây núi Tu di. Tây Quảng Mục Thiên Vương; Quảng Mục có nghĩa là có thể dùng ánh mắt thanh tịnh để quán sát thế giới, hộ trì mọi người, nên gọi là Quảng Mục Thiên Vương, trên tay của Quảng Mục Thiên Vương cầm một con xích long, có tượng thì cầm sợi dây màu đỏ, đây là thiện ý thuần phục ngoại đạo, chúng ma, làm cho họ quy kính Tam bảo, trở thành người tốt trong ba cỏi.

Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương: 
Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương 

Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương 

Tên là Tỳ Sa Môn ở vùng đất làm bằng thủy tinh phía Bắc của núi Tu Di. Bắc Phương Đa văn Thiên Vương, có nghĩa là phải nghe nhiều, biết nhiều, làm cho đạo đức vang xa đến khắp bốn phương thiên hạ cho mọi người được nghe được thấy, học tập được điều hay tốt, làm cho thiên hạ ngày thêm an lạc thái bình, mọi người thương yêu hiểu biết nhau, tôn trọng nhau, trong tinh thần từ bi của Đạo Phật. Cổ đức có dạy: “đọc hàng vạn cuốn sách, đi hàng vạn dặm đường” đọc sách để hiểu để biết, đi khắp nơi để nghe để thấy, có như vậy thì tất cả vấn đề đều được sáng tỏ. Giác ngộ giải thoát sẽ không còn xa.

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì thế giới Ta Bà trên tâm niệm, hộ trì gìn giữ sự an ổn cho xã hội, luôn luôn nghe nhiều học hỏi, để tăng trưởng trí tuệ, tịnh tâm xem xét quán chiếu mọi vấn đề, học hỏi hết thảy những điều tốt đẹp, đây là những nguyên tố chính để tạo thành cảnh giới Cực Lạc trong hiện tiền, và là tâm nguyện của chư Phật, Thánh chúng thiện thần của Đạo Phật.

La Hán, Bồ Tát, Phật là gì?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học cách Phật dạy con

Kiến thức 13:52 01/11/2024

Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Kiến thức 11:00 01/11/2024

Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.

Nói về mười điều thiện

Kiến thức 10:15 01/11/2024

Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.

Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát

Kiến thức 08:30 01/11/2024

Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.

Xem thêm