Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/11/2019, 09:34 AM

Ý nghĩa ‘Diệt đế’ theo tinh thần đạo Phật

Tứ Diệu Đế, diệu là cao quý màu nhiệm, đế là sự thật chân lý. Tứ Diệu Đế còn được gọi là tứ chân đế, tứ thánh đế và bốn chân lý mầu nhiệm.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật 

Tứ Diệu Đế, diệu là cao quý màu nhiệm, đế là sự thật chân lý. Tứ Diệu Đế còn được gọi là tứ chân đế, tứ thánh đế và bốn chân lý mầu nhiệm. Ảnh minh họa

Tứ Diệu Đế, diệu là cao quý màu nhiệm, đế là sự thật chân lý. Tứ Diệu Đế còn được gọi là tứ chân đế, tứ thánh đế và bốn chân lý mầu nhiệm. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Giáo lý Tứ Diệu Đế là nền tảng của hệ thống giáo lý đạo Phật. Ngay sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài đến vườn Lộc Uyển thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, những người bạn tu khổ hạnh với Ngài trước đây, nội dung bài thuyết giảng đầu tiên ấy là Tứ Diệu Đế. Giáo lý này được coi là pháp tối thắng đưa hành giả đến giác ngộ, giải thoát và niết bàn.

Trong Tứ Diệu Đế, thì Diệt đế là sự kết thúc hay còn gọi là sự chấm dứt khổ đau. Diệt là chấm dứt, là dập tắt. Diệt đế là sự chấm dứt hay sự dập tắt phiền não, nguyên nhân đưa đến đau khổ và sự chấm dứt khổ đau, cũng có nghĩa là hạnh phúc an lạc. 

Diệt đế còn đồng nghĩa là Niết bàn, không bị sinh tử luân hồi khổ đau ràng buộc thì chứng được Tứ quả Thanh văn và Niết bàn thanh tịnh. Trong đó, Hữu dư y niết bàn nghĩa là niết bàn chưa hoàn toàn, tuy đã đoạn trừ phiền não nhưng chưa tuyệt đối. Sự an vui chưa được hoàn toàn, phải chịu quả báo sanh tử trong năm, bảy đời. Nhưng không ràng buộc như chúng sanh.

Niết bàn không phải là đối tượng của tư duy, khái niệm hay ngôn ngữ. Mà đây là trạng thái an lạc hạnh phúc tuyệt đối khi tâm ý vắng mặt Tham, sân, si. Ảnh minh họa

Niết bàn không phải là đối tượng của tư duy, khái niệm hay ngôn ngữ. Mà đây là trạng thái an lạc hạnh phúc tuyệt đối khi tâm ý vắng mặt Tham, sân, si. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Vô dư y niết bàn, nghĩa là niết bàn hoàn toàn và đã chứng quả vị A la hán đoạn hết phiền não khổ đau, sanh tử không còn ràng buộc. Vì thế được tự tại, giải thoát khỏi ba cõi; Dục, Sắc giới và Vô sắc giới.

Vô trụ xứ niết bàn, đây là niết bàn của các vị A la hán và Bồ tát. Các vị ấy thường ra vào sanh tử lấy pháp Lục độ để độ sanh, mà vẫn ở trong Niết bàn tự tại, dù không trụ tại một nơi.

Cuối cùng đó là Tự tánh thanh tịnh niết bàn, đây là niết bàn tự tánh vắng lặng mà thường sáng suốt. Trong Kinh có lúc gọi là Phật tánh, là Chân tâm, là Như lai tạng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Niết bàn là sự thanh tịnh và là hạnh phúc tuyệt đối. Niết bàn còn được diễn tả dưới nhiều danh từ khác nhau tiêu biểu như: " Vô sanh, Giải thoát, Vô vi, Vô lậu, Đáo bỉ ngạn, Tịch tĩnh, Chân như, Thực tướng, Pháp thân ". Niết bàn không phải là đối tượng của tư duy, khái niệm hay ngôn ngữ. Mà đây là trạng thái an lạc hạnh phúc tuyệt đối khi tâm ý vắng mặt Tham, sân, si.

Đức Phật và các vị Bồ tát, A la hán đã đạt đến Niết bàn ngay trong đời sống này. Điều đó nghĩa là Niết bàn nằm ngay trong tầm tay của mỗi người. Biểu hiện của Niết bàn chính là không còn tạo nghiệp và không còn tái sanh, đạt đến sự giác ngộ thành Phật.

>>Xem thêm loạt bài về Tứ Diệu Đế tại đây.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm