Ý nghĩa hoằng pháp từ ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm
Các ngày “vía” Bồ-tát Quán Thế Âm (19/02, 19/06, 19/09) có lẽ đã được tín đồ Phật giáo dựa trên nền tảng lễ Tam hợp để hình thành. Việc tổ chức các lễ vía của Ngài cần phải được duy trì và phát triển. Bởi vì “vía” là dịp để mọi người tỏ lòng tôn kính và ôn lại công hạnh của quý Ngài.
Theo truyền thống Phật giáo, mỗi năm có ba ngày lễ quan trọng liên quan đến Đức Phật Thích Ca gọi là Lễ Tam hợp (Đản sanh, Thành đạo và Niết-bàn), nay đã được Liên Hiệp Quốc công nhận và tổ chức hàng năm. Các ngày “vía” Bồ-tát Quán Thế Âm (19/02, 19/06, 19/09) có lẽ đã được tín đồ Phật giáo của một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam, dựa trên nền tảng lễ Tam hợp để hình thành. Việc tổ chức các lễ vía của Ngài là một việc làm rất có ý nghĩa, cần phải được duy trì và phát triển. Bởi vì “vía” là dịp để mọi người tỏ lòng tôn kính và ôn lại công hạnh của quý Ngài.
“Vía” cũng là dịp nhắc nhở chúng ta nuôi dưỡng lòng từ bi, hướng đến điều thiện bỏ việc ác, tránh sát sanh, rượu chè, cờ bạc, phát tâm ăn chay niệm Phật để tâm thanh tịnh. Thử nghĩ, chỉ trong ngày vía này mà tất cả mọi người không làm các điều ác, làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch thì có lẽ thế giới sẽ hòa bình, chúng sanh được an lạc. Do vậy, chúng ta cần phải tâm niệm rằng vía Quán Thế Âm Bồ Tát không chỉ để thực hành nghi lễ Phật giáo mà còn là phương tiện hoằng pháp truyền tải thông điệp “từ bi hỷ xả” đến với mọi người.
Ý nghĩa số 19 trong ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm là gì?
Hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm - hiện thân người mẹ hiền đã quá quen thuộc với đại đa số người dân Việt Nam. Chúng ta ai cũng yêu quý, kính trọng, biết ơn người mẹ nên thường gắn hình tượng Bồ tát trong vai trò người mẹ cho gần gũi, có thể tâm sự, thủ thỉ đôi điều.
Thế nhưng, có những lúc chúng ta gặp nạn khổ, chúng ta cầu Ngài mà không thấy Ngài vì chúng ta chưa cảm ứng được. Danh hiệu của Ngài là “Nam mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.” “Quan” hay “Quán” nghĩa là quán sát, lắng nghe. “Thế Âm” là âm thanh của thế gian chúng ta. “Tầm Thanh” là tìm âm thanh để cứu khổ, cứu nạn và linh cảm. Quan Âm Bồ Tát dùng nhĩ căn để “nghe” nhưng nhĩ căn của Ngài nghe được những âm thanh rất đặc biệt. Ngài nghe cả âm thanh bên ngoài và nghe cả “tiếng lòng bên trong”. “Linh” tức là liên kết, nối kết. Chúng ta chưa kết nối, chưa linh cảm được Ngài là vì chúng ta chưa có công đức, chưa chân thật tu tập. Bởi vậy, để cảm ứng được với Phật, với Bồ Tát, chúng ta phải chân thật tu tập. Để việc cầu nguyện đến ngài Quan Thế Âm Bồ Tát được linh ứng, chúng ta cần có đủ nhân duyên, kết đủ duyên lành.
Trước hết, chúng ta cần xem xét điều mình cầu nguyện có chân chính, lợi ích cho mình hay lợi ích cho mọi người không? Bởi đây là một phần nhân duyên giúp cho sự cầu nguyện được thành tựu. Bên cạnh đó, tâm của chúng ta khi cầu nguyện phải chí thành tha thiết thì mới dễ thành tựu. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chân thật phát nguyện tu tập để chuyển hóa các ác nghiệp, bởi để những cầu mong và nguyện ước được thành tựu thì phải có sự vận động, thực tập, tu trì.
Đặc biệt, để sự cầu nguyện được linh ứng, cần tích lũy đầy đủ phước báu cho việc mình mong cầu, bởi khi có phước, mình không cầu thì các điều tốt đẹp vẫn sẽ đến; ngược lại nếu không có phước báu, không có thiện căn thì cho dù cầu thế nào cũng không thể thành tựu.
Trên phương diện niềm tin, Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát luôn hiện diện khắp nơi, trong nhiều hình dáng khác nhau để cứu khổ chúng sanh nếu ai đó một lòng cầu nguyện Ngài. Ở phương diện này, vai trò của tư duy, nghĩ tưởng, ngôn ngữ đều không thể đo lường được. Điều này thường được dân gian ví như hiện tượng “thần giao cách cảm” giữa mẹ và con!
Trên bình diện triết lý, Quán Thế Âm là nhân cách hóa của đức hạnh từ bi. Do vậy, ai sống với hạnh nguyện “ cứu khổ, đem lại niềm vui” chính là đặc sứ của Quán Thế Âm, hay chính là hiện thân của Đức Quán Thế Âm.
Nói cho dễ hiểu, Bồ-tát Quán Thế Âm không nhất thiết ở trong hình tướng mà chúng ta thường thấy “tay cầm cành dương và tịnh bình”, mà ngay trong cuộc sống này, chúng ta gặp ai mà người đó lắng nghe, giúp đỡ và mang đến sự bình an cho mình, đó đều là một sự hóa hiện của Ngài.
Nhân ngày Vía Bồ Tát Quán Thế Âm, mong rằng tất cả những ai thường nghĩ tưởng và thực hành hạnh nguyện của Ngài đều được an lạc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm