Ý nghĩa nhân văn cao nhất về sự thành đạo của đức Phật
Không ngôn từ nào có thể diễn tả trọn vẹn ý nghĩa thành đạo của Phật, chỉ có thể nói vài ý nghĩa sau đây...
Một là sự Thành đạo xác định con đường đi đến giải thoát giác ngộ là Trung đạo, Bát Chánh đạo.
Hai là bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng pháp, con người có thể đạt được giải thoát giác ngộ ngay đời này.
Ba là bản chất của sự Thành đạo là đoạn trừ vô minh, ái, thủ thành tựu trí tuệ thấu suốt chân lý.
Bốn là Thành đạo có nghĩa là thấu rõ vô minh, ái, thủ... không thực có, không có tự ngã. Tự ngã chỉ là sản phẩm của vô minh tham ái, không thật có.
Năm, Thành đạo là trở về với bản tâm Phật tánh thanh tịnh vô khứ vô lai.
Sáu, sự kiện Thành đạo của Thế Tôn mở ra cho nhân loại một con đường an vui hạnh phúc chân thật vượt thoát mọi sự khổ đau trong sinh tử luân hồi.
Bảy, ý nghĩa nhân văn cao nhất về sự thành đạo của đức Phật là cho nhân loại một cái nhìn đúng đắn nhất về giá trị chân thật của mỗi con người: Giá trị cao nhất của con người, ai cũng có khả năng đạt tới chân lý, thành Phật.
Tám, đức Phật thành đạo là một minh chứng hùng hồn xác thực về khả năng phát huy tiềm năng của con người tới mức tối đa, hoàn thiện nhân cách phẩm chất trí tuệ viên mãn, khả năng đạt tới nhất thiết chủng trí của con người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ý nghĩa nhân văn cao nhất về sự thành đạo của đức Phật
Phật giáo thường thức 08:30 03/01/2025Không ngôn từ nào có thể diễn tả trọn vẹn ý nghĩa thành đạo của Phật, chỉ có thể nói vài ý nghĩa sau đây...
Phải nhớ chí nguyện để tinh tấn tu hành
Phật giáo thường thức 20:03 02/01/2025Triệt Ngộ đại sư, một bậc thạc đức suốt thông cả Giáo lẫn Tông, đã đưa ra mười sáu chữ, có thể gọi là cương yếu của môn Tịnh Độ. Mười sáu chữ ấy như sau: "Vì sự sanh tử, phát lòng Bồ Ðề, lấy tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật."
Việc phát nguyện mong cầu sanh về Cực Lạc là do ai dạy?
Phật giáo thường thức 20:00 02/01/2025Có vị cư sĩ lên Tịnh thất chùa Vạn Đức gặp tôi thưa hỏi: Trong pháp môn niệm Phật nguyện cầu sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A-mi-đà, như vậy là còn mong cầu và có chỗ đến. Vậy theo giáo lý của Phật không phù hợp. Hòa thượng nghĩ sao về việc này?
Ngày Đức Phật thành đạo có ý nghĩa gì đối với nhân loại?
Phật giáo thường thức 14:45 02/01/2025Vào những ngày cuối Đông, tiết trời se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người con Phật hân hoan đón mừng một sự kiện lịch sử trọng đại, ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, từ đó mở ra cho chúng sanh một con đường thoát khổ.
Xem thêm