Ý nghĩa siêu độ, bạt độ trong nghi thức Mông Sơn thí thực (phần II)
Sở dĩ nghi thức Trai đàn chẩn tế, có đến cả trăm bài văn ngắn, dài như vậy là vì phát xuất từ tư tưởng lớn của tâm đại từ bi, phát nguyện lớn, siêu độ, bạt độ của chư Tăng Ni cùng Phật tử.
Ý nghĩa siêu độ, bạt độ trong nghi thức Mông Sơn thí thực (phần I)
Nghi thức Trai Đàn Chẩn Tế Siêu Độ hay Bạt Độ
Theo tác giả Đức Hạnh (trong bài Mông Sơn thí thực) thì nghi thức Trai đàn chẩn tế ra đời là do các vị đạo sư chân tu Trung Hoa và Việt Nam (Huế - Bình Định) soạn dựa trên cơ sở tư tưởng cứu bạt của kinh Diệm Khẩu làm nền tảng. Sau đó tiếp tục biên soạn, chế tác nhiều bản văn theo thể lục bát, thất ngôn, lục ngôn, ngũ ngôn, tứ ngôn, hai câu hoặc một đoạn văn xuôi trong nghi thức. những bài văn ngắn, dài này nhằm tác bạch, xướng ngôn, tán tụng, phụng thỉnh chư Phật, triệu mời thập loại cô hồn, ngạ quỷ, các giới vong linh, và nói pháp ngữ. Số lượng những bài văn nói trên có đến hơn trăm, chưa nói đến nghi thức Mông Sơn Diệm Khẩu. Trong số hàng trăm bài tán, tụng, phụng thỉnh đó, thỉnh thoảng có đề cập đến hai vị Phật hóa thân tối quan trọng trong nghi thức đó là Quán Thế Âm và ngài A Nan. Điều này được thấy trong hai bài: "Hội khởi Mông Sơn tối thắng duyên...Giáo điển chân thừa cứu đảo huyền. Nan Đà tôn giả chân nhập định. Cứu khổ Quán Âm thị Diện Nhiên". Và bài "Tu thiết trai diên, A Nan nhân duyên khởi, Cứu khổ Quán Âm, thị hiện Tiêu Diện Quỷ". Và trong nghi thức này, ngài Địa Tạng Vương được vị sám chủ thỉnh nhiều hơn, bởi vì Ngài trong vai trò thăm viếng và hướng dẫn siêu độ cho chúng sinh ở địa ngục.
Sở dĩ nghi thức Trai đàn chẩn tế, có đến cả trăm bài văn ngắn, dài như vậy là vì phát xuất từ tư tưởng lớn của tâm đại từ bi, phát nguyện lớn, siêu độ, bạt độ của chư Tăng Ni cùng Phật tử. Nói đến cứu độ vong linh cô hồn, ngạ quỷ hay nói khác hơn để chúng ta dễ hiểu: cứu vớt con người còn sống, được lên khỏi vực sâu cả ngàn mét chắc sẽ còn dễ hơn vạn lần so với các vong linh được ra khỏi địa ngục u minh, tăm tối. Bởi khi còn sống, họ đâu có huân tập tán thán và tìm hiểu để học tập giáo lý sâu mầu của nhà Phật, đến khi họ chết đọa trong tam đồ ở chốn u minh, với thân vô hình lung linh như mây như gió, dẫu là tâm thức của họ vẫn cảm nhận được mọi thứ khổ đau, đói khát, lạnh lùng, nhưng họ đang còn nguyên hiện tướng định nghiệp ác là cô hồn, ngạ quỷ... thì làm sao dễ dàng nhận ra lời khai thị chánh pháp...Vả lại, nếu họ vốn đang có tâm thanh tịnh trong sáng (mà chết) thì tự siêu thoát rồi. Bằng không, lại càng khổ đau, tăm tối, cho nên khi thác sinh bị đọa bởi mê mờ nên cứ ở mãi nơi cõi u minh đến cả trăm năm và lâu hơn nữa bị đói khát, khổ đau, lạnh lùng... Qua đây, cho thấy hàng trăm bài sám thỉnh, tác bạch, lời kinh, tiếng kệ, thần chú và chư Tăng tán tụng, xướng ngôn, pháp ngữ, lễ lạy, bắt ấn, thủ xích xuống bàn, vang vọng là những tiếng nói, âm điệu đánh thức cô hồn, ngạ quỷ, âm linh và các đảng trở về thực tại. Suốt 4 tiếng đồng hồ của nghi thức siêu độ, 5 tiếng bạt độ trong nghi thức trai đàn chẩn tế. Chính là những phương tiện tối thắng mầu nhiệm được coi như là (kỹ thuật) trong việc cứu vớt (độ) các cô hồn, ngạ quỷ, vong linh được thoát khỏi cảnh địa ngục tối tăm, siêu lên các cõi trên (Tịnh độ, Nhân, Thiên) là do uy lực của Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) thì pháp lực này phải được nhân lên gấp nhiều lần mới có thể khai mở tâm thức u tối của cô hồn, ngạ quỷ, hương linh và các đảng để họ trở về với sự trong sáng, tỉnh thức mà phát lồ sám hối Phật, Pháp, Tăng để được siêu thăng cảnh giới lành.
Cách thức cúng cô hồn trong kinh Diệm Khẩu
Như phần trên đã đề cập, trong kinh ghi rõ lời đức Thế Tôn dạy cho ngài A Nan nhiều tiết mục cúng thí cho các loài cô hồn, ngạ quỷ được ăn bằng xúc thực, ý tư thực theo thứ tự như mua sắm các thực phẩm nấu chín, bày biện lên bài cùng hương, hoa, trà quả. Rối chắp tay nhất tâm phụng thỉnh chư vị cổ Phật đến đạo tràng cúng tế, để giúp chúng sinh cõi âm được ăn uống và nghe pháp khai thị của chư Phật, Bồ tát một cách trật tự và hanh thông. Nhờ pháp lực (trì chú vi diệu) này, mà yết hầu ngạ quỷ đươc mở rộng, để được ăn uống dù bằng xúc thực, ý tư thực vẫn cảm thấy khoái khẩu no nê. Bởi vì mỗi vị cổ Phật đều có uy lực cứu độ riêng biệt thật siêu đẳng như vị Phật Diện Nhiên Vương, có tên Tiêu Diện Đại Sĩ (Phật Quán Thế Âm thị hiện) được phụng thỉnh trước tiên đến đạo tràng để thống lãnh các loài cõi âm nói chung đi trong trật tự đến đạo tràng. Tiếp đến phụng thỉnh 13 vị Phật phần này xin quý vị (xem thêm trong kinh Diệm Khẩu).
Tóm lại do năng lưc biến thủy, biến thực sâu mầu vi tế khó nghĩ bàn của Phật pháp mà khả năng siêu độ, bạt độ giải cứu chúng sinh trong pháp thí thực đều biến thành cam lồ hữu dụng là bất khả luận. Tất cả chúng sinh trong 3 giới bị đọa lạc đều được ăn, uống no đủ một cách hanh thông, dù ăn bằng xúc cảm, hay ý nghĩ vẫn cảm thấy no nê. Điều đáng nói ở đây là, trước khi cúng ăn, chúng sinh 3 cõi nói trên dều được nghe 7 vị Phật nói lời khai thị nội dung được ghi trong nghi thức tán tụng là: "Hãy phát nguyện xả bỏ lòng tham lam, quay về Tam bảo và phát tâm bồ đề, tức khắc được ra khỏi cõi u minh, sanh về Tịnh độ. Xong rồi, 3 giới cõi âm ấy được Tôn giả A Nan nói lời mời ăn uống. Qua kinh điển được biết, khi còn tại thế, Tôn giả A Nan tự thân tri hành hết các việc: phụng thỉnh chư Phật, triệu mời các loài ngạ quỷ, cô hồn đến đạo tràng và mời ăn uống. Cuối cùng hai đức Phật có danh hiệu là: Án mục lục lăng ta bà ha và Án nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng đến nói pháp thí vô giá, và pháp phổ cúng dường.
Nội dung cúng thí thực cho các loài ngạ quỷ, cô hồn các đảng mà đức Phật đã nói cho Tôn giả A Nan, được ghi trong kinh Diệm Khẩu với chỉ bấy nhiêu thôi như đã nêu ở trên, nếu không nói là cơ bản, cũng đủ để cho các loài ngạ quỷ, cô hồn được ăn uống và nghe Phật pháp mà siêu sinh Tịnh độ. Đây là pháp tối thắng duyên do 13 vị cổ Phật và Bồ tát Tiêu Diện Đại Sĩ, đều có uy lực siêu đẳng gia trì hộ niệm cho họ.
Nhân đây, chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghia Thần chú trong Mông Sơn thí thực: Qua uy lực siêu đẳng của 13 vị cổ Phật trong kinh Diệm Khẩu, cho ta thấy và hiểu thêm ý nghĩa của các thần chú là siêu đẳng tuyệt đối, là linh diệu chú không thể nghĩ bàn và không có ngôn từ nào giải thích, bởi đó là Phật pháp sâu mầu, vi diệu. Cho nên các tổ thầy nói, (Phật chính là thần chú, Thần chú chính là Phật). Điều này được minh định qua kinh Đại Bi, thường gọi là "chú Đại Bi Đà La Ni" (tổng trì-năng trì, khả năng gìn giữ) gồm có 84 danh hiệu cổ Phật, do đó không giảng nghĩa được. Tám mươi bốn danh hiệu, trong đó có 32 hóa thân của Phật Quán Thế Âm. Danh hiệu cuối cùng 84 là Ta bà ha, là Bồ tát Tiêu Diện Đại Sĩ (tức Phật Quán Thế Âm hóa thân).
Qua kinh sách cũng được biết thêm một số vị cổ Phật quen thuộc có mặt trong Thần chú Đại Bi như: Phật A Di Đà (Ma hê ma hê rị đa dựng). Phật Ca Diếp (Ta bà ha) cùng các ngài A Nan, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Phổ Hiền và ngài Văn Thù Sư Lợi. Trong 84 hình tượng hóa thân của chư vị cổ Phật ở kinh Đại Bi, thì 35 hóa thân nữ, 49 hóa thân nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo
Nghiên cứu 19:05 21/09/2024Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.
Xem thêm