Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 31/07/2023, 18:43 PM

Hạnh nguyện của Tam thế Phật và Bồ tát Quan Âm 

Tất cả các chư Phật chư Bồ Tát chư hộ pháp...đều có đại nguyện rộng muốn độ chúng sinh còn nổi chìm trong biển khổ. Tôi có đức tin và lòng biết ơn với tất cả các đấng linh thiêng yêu thương và dẫn dắt con người hướng Thiện.

Khi bạn tin tưởng để thờ vị Phật, Bồ Tát nào hay cầu nguyện đến vị nào thì trước hết bạn cần phải biết hạnh nguyện của vị đó. Với những người chưa biết đạo thì có thể biết vài nét cơ bản về hạnh nguyện của các Ngài.

Bài viết này xin phép được giới thiệu ngắn gọn về hạnh nguyện tam thế Phật và Đức Quan Âm Bồ Tát vốn quen thuộc, gần gũi trong tâm thức người Việt. 

Đức Phật A Di Đà:

Đức Phật A Di Đà.

Đức Phật A Di Đà.

A Di Đà còn gọi là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Công Đức. Nghĩa là tuổi thọ, hào quang và công đức của Ngài không thể lường được. Đức Phật A Di Đà là giáo chủ gọi Tây Phương Cực Lạc. Đây là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Ta thường thấy hình tượng Phật A Di Đà đứng trên tòa sen, tay trái cầm đài sen, tay phải duỗi xuống để tiếp dẫn chúng sanh.

Các chùa hay thờ tượng Ngài đứng giữa, bên phải là Bồ tát Quán Thế Âm, bên trái Ngài là Bồ tát Đại Thế Chí. Đây gọi là Tây Phương Tam Thánh.

Ngài xuất hiện trước đức Thích Ca rất lâu. Ngài có tình yêu lớn đối với chúng sinh và đã có những thệ nguyện cứu độ chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ và tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc là nơi Ngài đang tiếp tục giáo hóa chúng sinh, nơi đó không có sinh tử luân hồi. Cõi Tịnh độ được nhắc đến trong Kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa... 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ngài vốn có nhiều kiếp sống đã là Phật và đầu thai vào cõi Ta Bà này để giúp cho con người cũng biết về Phật tính bên trong và ai cũng là Phật sẽ thành. Ngài nguyên là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh tại thế giới này, cách đây hơn 2600 năm ở thành Ca Tỳ La Vệ (Ấn Độ). Sau khi thành đạo, thì có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca là dòng họ, Mâu Ni là danh hiệu chung, chỉ các bậc Thánh thời cổ đại ở Ấn Độ, và có nghĩa là tĩnh lặng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người khai sáng ra đạo Phật.

Hạnh nguyện của Ngài là độ cho cõi Ta Bà này ai cũng thoát khổ đau thoát sinh tử luân hồi và ai cũng là Phật sẽ thành. Với những ai chưa biết đạo có thể tìm hiểu về cuộc đời của Ngài qua quyển sách “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và bộ phim Cuộc đời Đức Phật cũng được chuyển thể dựa trên tác phẩm này.

Đức Phật Dược Sư:

Đức Phật Dược Sư

Đức Phật Dược Sư

Đức Phật Dược Sư vốn có nhiều kiếp sống cũng là Phật và Ngài thành Phật Dược Sư ở cõi Đông Phương.

Hạnh nguyện của Phật Dược Sư là giúp cho thế giới này được khỏe mạnh, tiêu tan nghiệp chướng và có nhiều phước lành được tăng trưởng, tăng cường tuổi thọ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về 12 hạnh nguyện của Ngài qua kinh Dược sư do HT Thích Trí Quảng biên soạn, đây là quyển kinh mà chính Trưởng lão chia sẻ là “không dịch kinh mà cảm về Đức Phật Dược sư ở trong lòng viết ra, văn tự có thể khác nhưng nghĩa thì giống...”.

Hầu hết những ai làm thầy thuốc chữa bệnh cứu người một cách chân chính, có tâm đức thì đều được Ngài giúp đỡ mà có thể họ không biết. Thông qua đội ngũ thầy thuốc, những người làm công việc chữa lành thì Ngài có thể dẫn dắt họ trong công việc chữa bệnh cứu người. Thế nên vì bệnh nhân của mình, bạn hãy nghĩ đến hạnh nguyện của Phật Dược sư và luôn có sự thành kính biết ơn và cầu nguyện đến Ngài.

Bồ Tát Quán Thế Âm:

Bồ tát Quán Thế Âm

Bồ tát Quán Thế Âm

Quán là quán sát, lắng nghe; Thế là thế gian; Âm là âm thanh. Bồ Tát Quán (Quan) Thế Âm là vị Bồ Tát quán sát, lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để kịp thời cứu giúp họ thoát khổ. 

Trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc, Đức Quan Âm là tượng trưng cho lòng từ bi. Lòng từ bi là nói đến người mẹ nên hình tượng của Ngài thường được tạo dáng người nữ. Có rất nhiều hình tượng Quán Thế Âm như: Quan Âm Lộ Thiên, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn,…Quán Tự Tại Bồ Tát cũng là Ngài vậy. 

Quan Âm Bồ Tát là một vị Bồ Tát có rất nhiều truyền thuyết, giai thoại, câu chuyện kể về Ngài. Mỗi giai thoại, câu chuyện đều có giá trị riêng nhưng nhìn chung đều hướng đến hạnh nguyện của Ngài là hạnh từ bi và nhẫn nhục.

Từ bi là yêu thương giúp đỡ chúng sinh. Nhẫn nhục là hạnh cam chịu những thiệt thòi, bất như ý để kiên trì với con đường đã chọn. Ngài có hạnh nguyện muốn cứu độ chúng sinh nên đã có hàng trăm, hàng ngàn ứng hóa thân ở trong tam giới lẫn trong đời sống cõi Trần. 

Hạnh nguyện của Ngài là cứu độ chúng sinh nên Ngài đã thề rằng: bao giờ hết chúng sinh đau khổ thì Ngài mới thành Phật. Thế nên trong tâm thức của nhiều người thì Ngài cũng chính là một vị Phật. 

Ngài có hạnh nguyện lớn lao là muốn giúp con người hướng thiện và có niềm tin vào chánh Pháp nên Ngài đã dùng rất nhiều phương tiện và có rất nhiều ứng hóa thân ngay trong cuộc sống của người phàm để cứu độ chúng sinh.

Phật giáo Đại thừa thờ Ngài với hình tướng người nữ tay cầm bình Cam lồ và dương liễu. Cam lồ tượng trưng cho những gì ngọt ngào, xoa dịu đau thương. Nhành liễu tượng trưng cho sự nhu nhuyến, uyển chuyển, linh hoạt trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể ứng biến, cứu độ chúng sinh. Đây là hình tướng phổ biến nhất. Trên đầu của ngài có hình ảnh của đức Phật A Di Đà là vì Ngài xuất hiện bên cạnh Đức Phật A Di Đà cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát. Nếu như Bồ tát Quan Âm biểu tượng cho từ bi thì Đại Thế Chí Bồ Tát biểu tượng cho trí tuệ. 

Cũng có khi người ta thờ Quan Âm Bồ Tát bên cạnh Đức Phật Thích Ca vì hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Âm cũng là cứu độ cho chúng sinh ở cõi Ta Bà này và Ngài luôn đi theo giúp đỡ những ai đã được đức Phật Thích Ca hay Đức Phật Di đà thọ ký. (Có thể hiểu thọ ký là khái niệm nói về những ai đó rất tốt, sống rất thiện lương và một lòng hướng Phật, muốn giúp đỡ người khác, muốn phụng sự chúng sinh thì được các Ngài thương, xem như con và nói với hàng Bồ Tát, hộ Pháp, long Thiên, Long thần giúp đỡ người đó. Thọ ký là sự xác nhận đã được Ngài giúp).

Ngoài ra, Ngài còn có rất nhiều ứng hóa thân khác. Hiểu thêm về Ngài ở Kinh Phổ môn, Kinh Đại bi Tâm Đà La Ni, kinh Quán Vô Lượng Thọ...

Những nhân vật và hình tượng trong Phật giáo, ngoài ý nghĩa lịch sử, truyền thuyết, nó còn mang tư tưởng triết học, ẩn dụ và biểu trưng. Người học Phật cần nắm bắt được tinh thần này và không nên chấp tướng, cần vững vàng đạo tâm để hiểu, khi bạn lạy trước hình tượng các Ngài là lạy các đức hạnh từ bi hỷ xả...biểu tượng qua vật, thờ các Ngài cũng là để học hạnh nguyện của các Ngài.

Hình ảnh của các vị Phật, Bồ Tát là dùng biểu tượng, phương tiện để nói lên đạo lý gì đó chứ không phải là tướng thật của các Ngài. Nếu vin vào hình tướng thì sẽ bị mắc kẹt. Kinh Kim Cang nói, “Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai” (nếu ai đó thấy tôi qua hình tướng, cầu tôi qua âm thanh, người đó đang hành tà đạo, không bao giờ thấy được Như Lai...). Bạn cần hiểu đạo lý thì mới ứng dụng. 

Mỗi vị Phật, Bồ Tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sanh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy.

Nếu bạn có đức tin muốn thờ phụng hay cầu nguyện đến các Ngài mà chưa biết đạo thì ít nhất cần biết để những thông tin cơ bản để biết các Ngài là ai và có hạnh nguyện gì. Hạnh nguyện của các vị Phật, Bồ tát thì sẽ có rất nhiều. Học Phật cũng là học hạnh nguyện của các Ngài để sống tốt hơn, yêu thương hơn, trí tuệ hơn.

Hãy sống sao cho Phật tính bên trong bạn có cơ hội hiển lộ, khi đó bạn càng có cơ hội kết nối với các Ngài.

Cũng có nhiều người băn khoăn tại sao có người cầu nguyện các Ngài thì linh ứng mà họ thì không? Bởi vì họ chưa biết: cầu nguyện muốn linh ứng cần hai yếu tố quan trọng: tâm chí thành và Phước. Hãy tích lũy Phước càng nhiều càng tốt. Đó là cứu cánh của bạn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Nguyện ước của mẹ

Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024

Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Xem thêm