Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/04/2021, 07:54 AM

Ý thức hệ hình thành nhân cách một con người

Ý thức hệ trong mỗi con người là một loại thức ăn rất quan trọng gọi là Thức thực. Thân thể chúng ta được hình thành ngày hôm nay đẹp hay xấu là do tác động của ý thức, trong đó gồm có Chánh báo và Y báo.

Chánh báo thân thể này gồm có thân và tâm. Y báo thuộc hoàn cảnh chung quanh ta đang sống. Vì thói quen được huân tập lâu ngày từ nhiều kiếp xa xưa nên bây giờ ta có Chánh báo và Y báo tốt hoặc xấu. 

Chánh báo và y báo là chỉ chung cho tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người vì có hiểu biết và sự phân biệt đúng sai. Không có loài hữu tình nào có trí khôn và thông minh hơn loài người. Nói cho dễ hiểu hơn, chánh báo thuộc về con người tức thân và tâm. Y báo thuộc vể môi trường hoàn cảnh, sự vật chung quanh.

Chính vì thế, chánh báo và y báo có sự sống liên quan mật thiết với nhau. Nhưng chánh báo là chủ động tạo tác, còn y báo là phụ thuộc vào con người. Như những thứ: nhà cửa, xe cộ, vườn tượt, cây cối, ao hồ, đất đá, sông biển… tất cả đều thuộc về y báo.

Đạo Phật giúp giới trẻ tiến thân có nhân cách

Ta ăn để mà sống, ăn vì thành tựu đạo nghiệp chứ không phải sống để mà ăn.

Ta ăn để mà sống, ăn vì thành tựu đạo nghiệp chứ không phải sống để mà ăn.

Một chánh báo tốt đẹp, thì y báo cũng nương theo đó mà được trang nghiêm tốt đẹp. Muốn cho hoàn cảnh môi trường chung quanh được  tốt đẹp và an ổn lành mạnh, trước hết chúng ta phải giáo dục xây dựng con người biết cách hoàn thiện về chính mình. Chúng ta xây dựng con người trước tiên phải tin sâu nhân quả, biết hướng thiện, sống đạo đức cả hai phương diện về thể chất cũng như tinh thần.

Muốn biết một quốc gia có mức sống tiến bộ cao hay thấp, chúng ta hãy nhìn vào hoàn cảnh môi trường sống chung quanh của quốc gia đó, thì sẽ biết ngay. Nhất là những nơi sinh hoạt chính của trung tâm đầu não như: phố thị, bến xe, đường xá, cầu xí…Chúng ta không cần phải tìm hiểu ở đâu xa. Cứ nhìn vào những nhu cầu tín ngưỡng dân gian, ai cũng có thể biết được chánh báo tốt hay xấu.

Chánh báo của cá nhân cũng dựa vào nguyên lý này mà ta có thể biết được họ là hạng người nào. Dựa theo nguyên lý nầy, chúng ta khéo biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày rất có nhiều lợi ích thiết thực. Sự tu hành của mỗi người, trước tiên là ta phải biết làm chủ thân miệng ý của mình.

Nếu thân tâm của ta có được phước đức đầy đủ, thì hoàn cảnh chung quanh ta nương theo đó mà sung túc đủ đầy và an ổn tốt đẹp. Ðó là chúng ta khéo biết xây dựng và tu sửa chính mình. Tâm là cái gốc sinh ra bao điều tốt đẹp, khi tâm vững chắc lành mạnh tốt đẹp rồi, thì mọi thứ xung quanh cũng theo đó mà có nhiều ảnh hưởng tốt đẹp theo. Bởi vì tất cả hoàn cảnh sự vật tốt đẹp đều do chính con người tạo ra.

Đức Phật – Người Thầy vĩ đại về nhân cách

Chánh báo và Y báo đều là sự biểu hiện của tâm thức được hình thành qua nền tảng nhân quả. Loại thức ăn này rất quan trọng vì nó là phần tinh thần và quyết định cuộc đời tốt xấu của ta. Tâm tư sáng suốt, hành động lương thiện sẽ giúp chúng ta tiếp nhận các món ăn trong sáng, từ bi và trí tuệ. Nếu trong quá khứ tâm thức đã tiếp nhận thức ăn độc hại quá nhiều thì ngày nay tâm thức ta biểu hiện ra Chánh báo, Y báo không lành mạnh mà còn tối tăm, mờ mịt.

Những gì ta suy tư trong thấy-nghe-ngửi-nếm và tưởng tượng là những thứ được cất giữ trong kho chứa tâm thức. Nếu kho tâm thức này chứa vô minh, tham lam, ích kỷ, oán giận, thù hằn và phiền muộn, khổ đau thì khi đủ duyên chúng sẽ phát sinh.

Chính vì vậy, chúng ta phải biết phân loại những thức ăn đưa vào kho tâm thức, phải nên đưa từ-bi-hỷ-xả, lòng bao dung độ lượng, giúp đỡ và sẻ chia, yêu thương và hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống để nuôi dưỡng tâm thức mỗi ngày.

Lòng ta tràn đầy niềm biết ơn và hoan hỷ, vui vẻ với những người đã gieo mầm sống để chúng ta dưỡng thân mà tu tập

Lòng ta tràn đầy niềm biết ơn và hoan hỷ, vui vẻ với những người đã gieo mầm sống để chúng ta dưỡng thân mà tu tập

Đức Phật đã dùng phương tiện hình ảnh một người tử tù đang bị vua hành hình để nói về Thức thực. Buổi sáng vua ra lệnh lấy 300 cây kim đâm vào thân thể người tử tội, đến chiều tối vua hỏi, “kẻ tử tù đó bây giờ ra sao?” Viên cai ngục trả lời, “tâu bệ hạ, nó vẫn còn sống nhưng rên la thê thảm lắm!” Phật dùng ví dụ này để nhắc nhở chúng ta đừng nên hành hạ tâm thức của mình y như thế, đừng đâm 300 mũi kim của độc tố tham lam, giận dữ, si mê, ganh ghét, tật đố, hận thù, bạo động và sợ hãi vào kho tâm thức của chúng ta mỗi ngày.

Bốn thí dụ trên được ghi lại trong Kinh Tử Nhục. Tử Nhục là thịt của đứa con. Hai vợ chồng và đứa con cùng đi qua sa mạc nhưng nửa đường hết thức ăn, nếu không có cả ba đều chịu chết, cuối cùng hai người đành phải giết con để ăn mà vượt khỏi sa mạc. Bốn ví dụ nghe rất khiếp đảm và ghê sợ, mục đích chính nhằm răn bảo chúng ta phải sáng suốt gìn giữ thân-miệng-ý để đừng làm tổn hại cho mình và người.

Ăn uống là nhu cầu chính yếu hằng ngày, khi ăn ta phải tỉnh giác biết rõ thức ăn nào không làm tổn hại thân tâm, trong khi ăn phải biết mình đang ăn, thức ăn ngon hay dở đều biết rõ; mặn, lạt, chua, cay ta đều biết nhưng không để tâm bị lôi kéo về quá khứ hay mơ mộng đến tương lai hoặc quá lo lắng mà đánh mất mình trong hiện tại.

Trước khi ăn mọi người nên quán tưởng như sau: Cơm ngày ba bữa thường nhớ công khó nhọc của kẻ nông phu. Thân mặc ba y hằng xét nghĩ sự nhọc nhằn của người may dệt. Thuốc thang giường chõng bởi do sự nhín ăn bớt mặc của tín thí khắp nơi. Học đạo tiến tu nhờ lòng từ dạy răn của thầy Tổ. Nguyện cho thí chủ và tất cả chúng sinh phước huệ song tu, nhân tròn quả giác, kẻ mất người còn đều trọn thành Phật đạo.

Trước khi ăn ta quán tưởng như thế để tâm hằng nhớ ghi huân vào kho tâm thức, do đó khi đưa thức ăn vào miệng ta nhìn thấy rõ thức ăn ấy với con mắt tỉnh giác. Ta ăn để mà sống, ăn vì thành tựu đạo nghiệp chứ không phải sống để mà ăn.

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

Khi ăn ta nhìn miếng đậu hũ như một dược liệu thuốc thang để chữa bệnh đói khát, nhờ vậy ta thấy rau cải, nước tương là đại sứ của đất trời đến với ta để nuôi dưỡng thân này. Lòng ta tràn đầy niềm biết ơn và hoan hỷ, vui vẻ với những người đã gieo mầm sống để chúng ta dưỡng thân mà tu tập. Khi nhai ta nhai trong ý thức, ta biết rằng mình đang tiếp xúc với những chất liệu trong sáng, lành mạnh.

Thường khi ăn nếu không tỉnh giác ta sẽ nhai những buồn thương, giận ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua và lo lắng. Vô tình ta đang nhai quá khứ và tương lai mà đánh mất mình trong hiện tại. Ta nhai đều đặn thức ăn rau cải được trộn chung với cơm sẽ trở thành chất loãng, nhờ vậy rất dễ tiêu và bổ dưỡng, không bị bón kiết. Như thế ta không cần phải ăn quá nhiều mà dinh dưỡng vẫn đầy đủ để nuôi dưỡng thân khỏe, tâm an.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Xem thêm