Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/03/2023, 08:51 AM

Yêu đạo Phật từ niềm tin nhân quả

Niềm tin vào quy luật nhân quả bao đời nay như đã thẩm thấu vào từng tế bào văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trải qua biết bao biến thiên thời cuộc, nhưng giá trị của đạo Phật mang lại cho con người Việt vẫn mãi hiện hữu và trường tồn.

"Ở hiền thì lại gặp lành,

Những người nhân đức trời dành phúc cho" 

(Ca dao)

Ngay từ trong những vần ca dao thân thương, từ trong những câu chuyện cổ tích giàu tính nhân văn giáo dục ta đã bắt gặp triết lý “gieo nhân nào gặt quả nấy”, đó là cô Tấm thiện lành trở thành hoàng hậu; đó là anh Thạch Sanh dũng cảm thật thà có kết quả xứng đáng; đó là người anh tham lam phải làm mồi cho cá, vùi thây biển cả trong truyện Ăn khế trả vàng... Khó có ai có thể phủ nhận được giá trị hướng thiện, tích cực và nhân văn mà hai từ nhân - quả mang lại cho con người, càng thấm nhuần, ta thấy rằng Phật giáo thật gần gũi, bình dị và đẹp đẽ vô cùng. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Từ nhỏ, ông bà tôi đã giáo dục con cháu bằng những câu kinh lời kệ của Như Lai, những mẩu chuyện nho nhỏ lồng ghép đạo lý làm người mà ông cha gửi gắm, đúc kết sau cùng vẫn là lời khuyên ở hiền ắt sẽ gặp lành. Từ nhỏ, tụi anh em trong gia đình chúng tôi đều xem nhân quả như một “dãy tường thành” cao và chắc chắn, ngăn chặn những hành động, suy nghĩ bất lành... Chẳng cần những gì to tác lớn lao, ngay từ những điều nhỏ nhặt, cỏn con trong đời sống thường nhật cũng được ông bà răn đe tụi con cháu bằng những câu nói mà chúng tôi thuộc nằm lòng “ăn cơm bỏ mứa, sau này bị Diêm Vương phạt ăn một tô dòi”, “trộm cắp của người ta, sau này bị Diêm Vương phạt chặt tay nghen con”, “nói láo, nói xạo, lừa gạt người ta, hỗn hào với ông bà cha mẹ, sau này bị Diêm Vương phạt cắt lưỡi”… Ôi! Những hình phạt ấy nghe qua thật đáng sợ, nhưng cái “sợ” này đối với con nít tụi tôi thì nó mang một ý nghĩa tích cực to lớn, vô hại. Biết sợ và biết tuân theo dù chẳng biết là ông “Diêm Vương” đó là ai, “sau này” là khi nào, nhưng tụi tôi tin răm rắp và xem nó như một quy luật tất yếu khách quan của cuộc đời. Sau này, tôi thầm cảm ơn ông bà cha mẹ đã lặp đi lặp lại những lời răn đe ấy, cảm ơn vì đã cho tôi sợ, cái sợ ấy là hành tranh quý báu trên bước đường thành nhân.

Càng trưởng thành, tôi càng có sự nhìn nhận sâu sắc hơn về quy luật nhân quả, từ bản thân và từ những việc tai nghe mắt thấy. Có những việc nhiệm mầu phải giải thích bằng duy tâm, nhưng cũng có những điều mang đậm tính khoa học. Ngày trước tôi hay nóng nảy, dễ bực tức những chuyện không đâu, hay để bụng rồi sinh ra ganh ghét, mà trong nhà Phật thì gọi đó bằng một chữ “sân”, một trong tam độc tham, sân, si.

Nói theo nhân quả, ta gieo “nhân” nào thì sẽ gặt hái được “quả” nấy, trồng ngô thì ắt sẽ hưởng ngô, trồng đậu thì ắt sẽ hưởng đậu, trồng cà thì chắc chắn sẽ hưởng quả cà. Sau này, qua việc được cùng ông bà cha mẹ tham gia nhiều buổi pháp thoại, tiếp cận nhiều hơn với những bài giảng chánh pháp từ sư Tăng, tôi dần dần thay đổi và bắt đầu tập quán chiếu. Ở bản thân, nhân “sân” mà tôi gieo, chẳng đợi đến cái “sau này” mà ông tôi hay nói, tôi thấy cái “quả” đã hiển hiện ngay khi nhân vừa gieo xuống. Quả đấy là vô vàn những dòng suy nghĩ, cảm xúc bực tức, bất an, đè nén và khó chịu, cứ mãi nghĩ đến nó, ta bị phân tâm, tâm thần lơ đễnh rồi thành tâm bệnh, nghĩ suy phải tìm cách làm cho hả cơn giận mới thôi, vô tình ta lại bắt đầu cho việc gieo một nhân bất lành khác. Những lời pháp thoại, những câu giáo lý Như Lai đã giúp tôi quán thấy bản chất của đời người gói gọn trong hai chữ “vô thường”. Nhân quả chẳng ở đâu xa, quy luật ấy gần gũi và hiện hữu. Ngoài xã hội, tôi nhận ra những người được nhiều người mến yêu, kính trọng cũng bởi họ tử tế, thiện lương, nên quả lành là điều hiển nhiên phải có. Những kẻ gieo nhân ác thì thọ lãnh ác nghiệp, bị người khinh khi xa lánh cũng là chuyện thường tình. 

Có lần, tôi từng nghe một sư cô giải thích rất khoa học về nhân quả. Đại khái như cấu tạo đường ruột và răng của con người chúng ta giống hệt với các loài thú ăn cỏ, thế nên một khi ta ăn thịt chúng sinh, như là một việc làm trái với quy luật của tự nhiên, hệ tiêu hóa của ta không hoàn thành tốt nhiệm vụ nên sẽ tích tụ chất thừa, rồi sản sinh ra nhiều chứng bệnh, đó là “quả” không lành. Không có một chúng sinh nào sinh ra trên đời lại chấp nhận hy sinh mạng mình, chịu sự dày vò đau đớn để lấp đầy dạ dày cho kẻ khác, khoa học cũng chứng minh rằng, khi bị giết, các động vật sẽ sản sinh ra những chất độc từ việc lo lắng, hoang mang, sợ hãi tột cùng, và con người thẩm thấu chất độc ấy vào cơ thể như một cách gieo nhân ác tự nhiên.

Tôi tin vạn vật đều có linh tính như con người, không ngẫu nhiên mà một chú ếch ngoài chợ sắp bị lột da chắp tay xin tha mạng như một phản xạ không điều kiện, rồi đôi mắt của những con trâu, con bò đỏ ửng, nước mắt rưng rưng khi sắp bị đưa vào lò mổ, chúng cũng biết sợ hãi, đớn đau, hỉ, nộ như chúng ta vậy… Đạo Phật là đạo từ bi, thế nên việc ăn chay là một trong những khuyến khích hàng đầu của Bụt nhằm để cho các đệ tự giảm bớt việc gieo nhân ác, xây đắp thiện duyên, tạo sự hài hòa cân bằng cho cuộc sống.

Có người cho rằng nhân quả không tồn tại, bằng chứng là có biết bao kẻ xấu đang sống nhởn nhơ, giàu có và hạnh phúc. Có lần tôi cũng từng nghi vấn, và tôi đã tìm được câu trả lời, chẳng phải ai khác, tôi nghe từ ông tôi, một người dành cả đời mình cho hành trình về với Phật thông qua tại gia tu tập. Ông bảo  do phước của họ còn dư, thiện căn đã gieo trồng từ quá khứ hay từ nhiều đời còn đọng lại, nên họ còn hưởng quả lành. Nhưng họ đã không trân trọng điều đó, không tiếp tục xây đắp nghiệp lành, mà lại tạo tác những việc xấu. Một khi quả ngọt đã dùng hết, phước báu cạn kiệt, thì ắt hẳn quả xấu sẽ đến như một điều tất nhiên, hệt như người xưa có câu: “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà không lọt” cháu à!

Sống trong sự ấp yêu và giáo dục của gia đình bằng tinh thần Phật Pháp, chúng tôi lớn lên, hình thành trong tim mình thái độ sống cảm thông và chia sẻ. Má tôi thường hay dặn “khi con chọn bạn để chơi, chẳng cần phân biệt giàu nghèo, đẹp xấu, chỉ cần hỏi họ có tin nhân quả báo ứng không là đủ! Người không tin nhân quả thì ta chẳng nên thân”. Người tin vào nhân quả sẽ tự răn mình trước những việc xấu, cám dỗ lợi danh, họ sống bằng trái tim yêu thương, luôn hướng đến an lạc, chánh niệm. 

Đạo Phật như một dòng suối mát lành trong trái tim tôi và cả những ai có niềm tin sâu sắc vào chánh pháp Như Lai. Yêu đạo Phật như cách chúng ta yêu nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt từ bao đời. Càng mến yêu, tôi dặn lòng và luôn nhắc nhở những người xung quanh không phút giây nào được quên hay sinh tâm nghi ngờ hai từ nhân – quả!

“Muốn biết nhân đời trước,

Xem sự hưởng đời nay,

Muốn biết quả đời sau,

Xem việc làm kiếp này.” 

(Lời Phật dạy trong kinh Nhân quả ba đời)

*Bài dự thi được gửi từ tác giả: Lê Văn Nhân; địa chỉ: Châu Thành, An Giang.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Xem thêm