Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 15/10/2020, 08:58 AM

20 câu nói có ý nghĩa để làm nên sự sống

Theo Phật giáo thì điều gì sẽ làm tăng ý nghĩa của sự sống con người? Đó có lẽ là đạo đức, luân lý, tri thức và những giá trị thuộc về tinh thần và tâm linh mà chúng ta đề cao và lấy đó để làm thước đo giá trị của mỗi người trong mối quan hệ hàng ngày với nhau.

10 nghiệp lành mang lại phước đức

Tâm là tên lừa đảo, là luật sư biện hộ bao che dung túng thói quen làm tổn hại người vật, nếu ta không biết hướng về việc thiện để giúp đỡ nhân sinh, khi ta nghĩ điều thiện làm việc lành thì cuộc sống sẽ có giá trị hơn.

Tâm là tên lừa đảo, là luật sư biện hộ bao che dung túng thói quen làm tổn hại người vật, nếu ta không biết hướng về việc thiện để giúp đỡ nhân sinh, khi ta nghĩ điều thiện làm việc lành thì cuộc sống sẽ có giá trị hơn.

Dưới đây là 20 câu nói ý nghĩa để làm nên sự sống, mời quý vị đọc và suy ngẫm:

1. Người Phật tử cần phải thiền trong đi đứng nằm ngồi, trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta nhận biết được rõ ràng những ý nghĩ, lời nói, hành động của mình là thiện hay bất thiện, để ta sửa sai điều xấu ác và biết phát huy điều tốt đẹp.

2. Chúng ta hãy quay lại chính mình để xét đoán, đừng nên xét đoán kẻ khác tốt xấu, đúng sai vì đó là của họ. Nếu chúng ta nghĩ mình là người tốt còn họ là kẻ xấu, thì ta sẽ cảm thấy họ nên khó chịu hoặc oán giận thù hằn,hư thế chính mình đau khổ trước.

3. Ai thương ghét nhiều tức là chấp nhận khổ đau, thương là luyến ái nặng về tình cảm thiếu lý trí nên thương mà không được lâu dài sẽ càng khổ hơn, ghét là cảm xúc khó chịu bực bội chưa hại được ai lại hại chính mình. Muốn mà không được cho nên khổ, ngay khi đã được rồi cũng khổ vì sợ mất mát chia lìa.

4. Cuộc sống lúc nào cũng đẹp đẽ chỉ có tình người đổi trắng thay đen, nếu mình chỉ sống với cái ta ảo tưởng này thì đành chấp nhận lấy khổ đau mà không có ngày thoát ra.

5. Cuộc sống luôn vận hành biến chuyển theo thời gian, người khôn ngoan sáng suốt sẽ biết cách tùy duyên để tâm mình định tĩnh mà không bị dòng đời cuốn trôi, nhưng vẫn làm lợi ích cho nhiều người.

6. Chúng ta đừng nên so sánh cuộc đời với người thấp kém hơn mình hay bất cứ một ai, vì mỗi người là một bài học nhân quả. Biết gieo trồng phước đức để tạo nghiệp báo tốt để tự hoàn thiện chính mình.

7. Sống ở đời, chúng ta đừng nên quan đến tiền nhiều hay ít, mà hãy xem tâm mình có luôn suy nghĩ điều lành, nói lời thiện ích, hành động giúp người cứu vật.

Thập thiện và lợi ích khi hành thập thiện

Cuộc sống như một tấm gương để phản chiếu lại những gì đã xảy ra một cách trung thực, vì thế ta nên mĩm cười để thân tâm được an ổn nhẹ nhàng với những được mất, tốt xấu, hơn thua, đúng sai, phải quấy.

Cuộc sống như một tấm gương để phản chiếu lại những gì đã xảy ra một cách trung thực, vì thế ta nên mĩm cười để thân tâm được an ổn nhẹ nhàng với những được mất, tốt xấu, hơn thua, đúng sai, phải quấy.

8. Ta thật sự hạnh phúc khi chính ta đang là, ta làm việc gì biết việc đó mà không cần toan tính nghĩ suy, vì trước khi làm việc gì ta đã nghĩ đến hậu quả của nó.

9. Tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền cao chức trọng khi ra đi cũng với hai bàn tay trắng cuối cùng sẽ mất hết, chỉ có nghiệp thiện ác theo mình trong kiếp sống mới.

10. Ai có thân cũng tham sống sợ chết, đó là bản năng thứ nhất. Bản năng thứ hai là chất chứa lòng tham như giếng sâu không đáy, bất cứ cái tốt, cái đẹp đều muốn vơ vét cho riêng mình, muốn cho ta là trên hết còn ai đói khát mặc kệ; xem tiền bạc, của cải hơn mạng sống người khác; vì tham chút lợi danh mà làm đời sống nhân loại bị điêu đứng và khổ đau.

11. Chúng ta muốn được an vui, hạnh phúc thì mình phải biết làm chủ bản thân qua thân-miệng-ý, không cho những tâm tư, vọng động xấu ác phát sinh. Sửa đổi hành vi tức là sửa đổi những điều xấu ác của ý nghĩ, lời nói và hành động.

Ăn cơm Chánh niệm

12. Hạnh phúc nhất của con người là từ nội tâm trong sáng, thanh tịnh. Tuy sống giữa cõi đời nhiều ô nhiễm, đầy dẫy tham lam, thù hận, si mê nhưng ta không bị dòng đời cuốn trôi và nhấn chìm, vẫn làm việc phục vụ chúng sinh vô điều kiện mà không dính mắc, đắm nhiễm. Đó mới là người có trí tuệ rộng lớn.

13. Phật là bậc giác ngộ chân chính, là người tỉnh thức, là người đã vượt qua cạm bẫy cuộc đời, là người thấy đúng như thật, biết rõ sự thật hư cuộc đời, là bậc đáng được tôn kính và xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời người.

14. Niềm vui luôn đi cùng với những người biết khoan dung và độ lượng. Hạnh phúc từ bên ngoài mà được chỉ là hạnh tạm bợ thoáng qua rồi hết, hạnh phúc chân thật từ nơi tâm mình cảm nhận được, đó mới là chân hạnh phúc.

15. Người có nhiều tiền chưa hẳn đã hạnh phúc, người có ít tiền chưa hẳn đã khổ đau. Hạnh phúc hay khổ đau đều do mình tạo lấy, biết bằng lòng với những gì đang có là hạnh phúc.

16. Có người nhờ biết gieo tạo phúc lành đầy đủ trong nhiều đời, nên hiện tại có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con xinh, quyền cao chức trọng, tiền bạc dư dã. Cũng có người từ khi sinh ra đã cơ cực côi cút, không người quan tâm, không người bảo bọc, không có ai để dựa dẫm.

Phật là bậc giác ngộ chân chính, là người tỉnh thức, là người đã vượt qua cạm bẫy cuộc đời, là người thấy đúng như thật, biết rõ sự thật hư cuộc đời, là bậc đáng được tôn kính và xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời người.

Phật là bậc giác ngộ chân chính, là người tỉnh thức, là người đã vượt qua cạm bẫy cuộc đời, là người thấy đúng như thật, biết rõ sự thật hư cuộc đời, là bậc đáng được tôn kính và xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời người.

Phước báo cho cuộc đời nảy mầm từ việc trồng một cây xanh

17. Người biết đủ, mới là người giàu nhất thiên hạ vì chẳng phải bận bịu, toan tính, nghĩ suy duyên đến thì trân quý giữ gìn, duyên hết thì không cần gì tiếc nuối.

18.Chúng ta đừng bám díu và dính mắc vào điều gì dù đó là việc tốt, chấp thiện là tự trói buộc mình trong đau khổ vấn vương nên không thể an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh.

19. Cái gì xuất phát từ trái tim với tinh thần từ bi hỷ xả thì mọi việc sẽ tốt đẹp vì không thấy ai là kẻ thù. Bí quyết để thành công là sự kiên trì trong bền bỉ với quyết tâm cao độ nhờ biết ẩn nhẫn chờ cơ hội tốt. 

20. Con người hay cố chấp, bảo thủ nên khó phát triển tiến bộ theo nguyên lý nhân duyên quả, có những ngôn từ khi nói hoặc hành động như ngày xưa thì đúng, nhưng đem áp dụng trong hiện tại thì sai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm